Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50)

Quảng Bình

Tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình công tác quản lý chi thường xuyên đã được UBND huyện tiến hành bằng cách khoán biên chế và khoán chi kinh phí quản lý hành chính nên các đơn vị trực thuộc đã chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách cấp, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng.

Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định, đã từng bước nâng cao được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.4.4. Bài học rút ra cho thị xã Hương Thủy

Từ kinh nghiệm quản lý chi NSNN của các địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học quản lý chi NSNN cấp huyện ở thị xã Hương Thủy như sau:

Thứ nhất, kinh nghiệm tại các huyện đều cho thấy, phải xác định được mục tiêu ưu tiên trong chi NSNN. Trong khâu lập và phân bổ dự toán chi NS cần cân đối nguồn lực hợp lý để bố trí nguồn chi cho các mục tiêu ưu tiên, nhất là chi cho mục tiêu đầu tư XDCB phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn, chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng giáo dục, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, qua đó tăng khả năng cân đối thu – chi NSNN, tăng quyền chủ động của địa phương.

Thứ hai, phải đảm bảo cân đối giữa chi thường xuyên và chi đầu tư XDCB. Trong quản lý chi đầu tư XDCB phải hạn chế tình trạng phân bổ vốn dàn trải, dẫn đến chậm tiến độ thi công các công trình và nợ đọng XDCB kéo dài, ngăn ngừa hành vi gây thất thoát, lãng phí do áp sai đơn giá, lập dự toán kinh tế, kỹ thuật chưa sát với thực tế…

Thứ ba, tích cực khuyến khích các đơn vị sử dụng NSNN thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thực hiện nhiệm vụ, quản lý biên chế và kinh phí. Cần khuyến khính nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí do NSNN cấp nhằm phát huy tối đa khả năng huy động nguồn thu của các đơn vị, xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại vào NSNN. Các đơn vị hành chính sự nghiệp phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, đưa các phương án tiết kiệm chi thường xuyên vào chương trình hành động. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế khoán chi hành chính đi đôi với khoán biên chế trong cơ quan hành chính.

Thứ tư, tập trung quản lý chặt chẽ công tác quản lý chi ngân sách trên tất cả các khâu của chu trình ngân sách, từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách và công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ năm, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt kỷ cương tài chính; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch. Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những khoản chi sai chế độ, chính sách, những hành vi tham ô, tham nhũng làm lãng phí, thất thoát công quỹ.

Tiểu kết chương 1

Trong chương này, tác giả đã nêu tổng quan cơ sở lý luận về NSNN cấp huyện và chi NSNN cấp huyện. Tiếp đó tác giả cũng đã tập trung trình bày lý luận về quản lý chi NSNN cấp huyện, nêu bật được vị trí vai trò của chi NSNN và quản lý cho NSNN đối với phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của địa phương, sự cần thiết, tính tất yếu khách quan phải tăng cường công tác quản lý chi NSNN huyện. Đồng thời tác giả làm rõ công tác quản lý chi NSNN qua các nội dung như lập dự toán chi ngân sách, chấp hành dự toán chi NSNN, quyết toán chi NS và kiểm tra, kiểm soát việc quản lý chi NSNN cấp huyện.

Chương 1 cũng đề cập đến những nhân tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN cấp huyện. Toàn bộ nội dung chương 1 là cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu các Chương tiếp theo của Luận văn.

Những vấn đề lý luận trên đây sẽ được vận dụng để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ HƢƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thị xã Hƣơng Thủy

2.1.1. Vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của thị xã Hương Thủy

Hương Thủy là thị xã nằm ở cửa ngõ phía Đông Nam của thành phố Huế, có tổng diện tích tự nhiên 456,02 km2, có tọa độ 16o29' vĩ bắc, 107o41 kinh đông. Phía Đông Nam giáp Huyện Phú Lộc; phía Tây Bắc giáp Thành phố Huế, Thị xã Hương Trà; phía Tây Nam giáp huyện A Lưới; phía Nam giáp huyện Nam Đông; phía Bắc giáp huyện Phú Vang.

Hương Thủy nằm tiếp cận phía đông nam Thành phố Huế, kéo dài về phía đông nam đến Phú Lộc và tây nam đến Nam Đông, đồng thời, trải rộng ra hai phía đông tây đến tận địa giới Phú Vang, Hương Trà, A Lưới; hầu hết phần lãnh thổ phía tây đường quốc lộ 1A là đồi núi. Đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích. Đồng bằng hẹp, chạy thành một dải phía đông và đông bắc dọc Lợi Nông và Đại Giang. Trên địa phận Hương Thủy, sông Hương chảy qua các xã ở trung lưu như Phú Sơn, Dương Hòa, Thủy Bằng (nhánh Tả Trạch), các phường, xã ở hạ lưu như Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu (nhánh Lợi Nông)... Sông Hương vùng đầu nguồn và trung lưu chảy qua vùng địa hình dốc đá cứng, tạo nên nhiều ghềnh thác (Tả Trạch có 55 thác, Hữu Trạch có 14 thác).

Thị xã Hương Thủy được thành lập ngày 09/02/2010. Việc thành lập thị xã Hương Thuỷ sẽ phát huy mạnh mẽ hơn chức năng trung tâm đô thị phía Đông Nam của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tạo ra động lực mới cho sự phát triển, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Thị xã gồm có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm 5 phường: Phú Bài, Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương và 7 xã: Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Dương Hoà, Phú Sơn.

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cho nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa, mùa xuân mát mẻ, ấm áp; mùa hè nóng bức; mùa thu dịu và mùa đông

gió rét. Ở địa phương, hình thành hai thời kỳ khô và ẩm khác nhau. Thời kỳ ẩm từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau; thời kỳ khô từ tháng 5 đến tháng 9. Có hai mùa gió chính: gió mùa đông và gió mùa hè, thêm vào đó còn có gió đông và đông nam.

Tài nguyên khoáng sản Hương Thủy cho đến nay chưa được điều tra, thăm dò đầy đủ, nhất là ở vùng đồi núi. Hầu hết các loại đã biết đều nằm ở đồng bằng và vùng ven rìa phía tây. Căn cứ vào tài liệu thu thập được qua các đợt tìm kiếm, thăm dò, có thể chia làm ba nhóm:

- Nhóm khoáng sản kim loại: Vàng sa khoáng, sắt;

- Nhóm khoáng sản phi kim loại có sét (điểm sét hồ Châu Sơn, điểm sét Phú Bài);

- Nhóm khoáng sản nước ngầm.

Hương Thủy có chức năng là đô thị vệ tinh, phát triển đa năng các loại hình dịch vụ công nghiệp, dịch vụ đô thị du lịch cảnh quan cho cả thành phố Huế. Địa bàn Hương Thủy có 11 di tích lịch sử được xếp hạng và công nhận; có các làng nghề tiểu thủ công mỹ nghệ truyền thống nổi tiếng. Với tiềm năng lợi thế về Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài (560ha), Khu Công nghiệp Phú Bài (815ha) là Khu công nghiệp lớn nhất và hoạt động có hiệu quả nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tuyến đường sắt Bắc - Nam, Quốc lộ 1A chạy qua thị xã, có Quốc lộ 49A nối thị xã với đường Hồ Chí Minh, đến cửa khẩu sang Lào về phía Tây và nối với vùng ven biên phía Đông, cách không xa cảng nước sâu Chân Mây, khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô. Với điều kiện tự nhiên như vậy, thị xã Hương Thủy được đánh giá là đô thị có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là công nghiệp, du lịch, dịch vụ.

Ảnh 2.1 Bản đồ Vị trí địa lý thị xã Hƣơng Thủy

“Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế”

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Hương Thủy

a) Dân số và lao động

Tính đến năm 2018, dân số trung bình thị xã Hương Thủy có 107.904 người (53.941 nam và 53.963 nữ). Mật độ dân số bình quân 237 người/km2, trong đó có khoảng 59,23% sống ở thành thị và khoảng 40,77% sống ở nông thôn, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 10,83%, nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động tương đối khá, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. Hiện nay, về đơn vị hành chính, thị xã Hương Thủy gồm có 05 phường và 07 xã.

Bảng 2.1. Tình hình dân số thị xã Hƣơng Thủy từ 2015-2018

Đơn vị tính: Người

CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dân số 101.353 103.167 104.474 107.904

Phân Theo giới tính

Nam 51.267 52.368 52.973 53.941

Nữ 50.086 50.799 51.501 53.963

Phân theo khu vực

Thành thị 60.731 61.301 61.829 63.910

Nông thôn 40.622 41.866 42.645 43.994

b) Đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội:

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2014 – 2018) đạt 9,3%/năm, năm 2018 tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất ước đạt 9,8%, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 31,6 triệu đồng/năm.

- Về cơ cấu kinh tế: Trên địa bàn thị xã ngành công nghiệp xây dựng chiếm giá trị sản xuất lớn nhất trên 85% tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, ngành nông lâm ngư nghiệp thủy sản chiếm 3,5%, còn lại các ngành thương mại dịch vụ và ngành khác chiếm 12,5%.

Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, truyền thanh đã kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương góp phần xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mọi mặt về kinh tế, hoạt động văn hoá xã hội cũng ngày càng phát triển, hàng năm đều hoàn thành các nhiệm vụ về giáo dục đào tạo, y tế, dân số, thể dục thể thao; thực hiện tốt các chính sách xã hội; số hộ nghèo (theo tiêu chí mới) còn 814 hộ và xu hướng giảm dần trong thời gian qua.

Công tác giáo dục - đào tạo đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trong 5 năm đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp được 47 trường học, đa dạng hoá các loại trường lớp (Trong tổng số 47 trường). Đến nay 12/12 xã phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Có 39 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục hàng năm được tăng lên, đã có gần 700 học sinh thi đỗ vào các trường đại học cao đẳng. Kết quả thi tốt nghiệp ở các cấp hàng năm đạt trên 98%. Đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục được bổ sung và nâng cao trình độ.

Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, tệ nạn xã hội đã có chiều hướng bị đẩy lùi, phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới đã phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Hàng năm đã có trên 70% số hộ đăng ký được công nhận gia đình văn hoá, số làng, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị được công nhận đạt danh hiệu là làng, khu phố, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, văn hoá ngày một tăng.

Bên cạnh những mặt thuận lợi, những mặt đã thực hiện tốt song nhìn chung kinh tế của Thị xã phát triển còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, chưa huy động được mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội của thị xã chính vì vậy mà tình hình kinh tế địa phương còn mất cân đối, đặc biệt là ngân sách xã còn gặp nhiều khó khăn, chưa có nguồn thu chủ lực, bền vững. Trước tình hình đó cần phải tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên và quản lý đầu tư XDCB góp phần phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.

2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nƣớc tại thị xã Hƣơng Thủy

2.2.1. Khái quát về tình hình chi ngân sách nhà nước tại thị xã Hương Thủy

Tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã giai đoạn 2015-2018 được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.2: Tổng hợp chi từ ngân sách nhà nƣớc thị xã Đơn vị tính: Triệu đồng; % Số TT CHỈ TIÊU NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018 A Tổng chi NSNN thị xã 511.893 534.756 601.155 760.896

1 Chi đầu tư XDCB 97.653 116.266 123.389 231.507 2 Chi thường xuyên 286.697 301.115 330.604 366.897

3 Chi chuyển nguồn 65.926 62.416 96.961 99.345

4 Chi bằng nguồn thu để lại đơn vị chi

quản lý qua NSNN 4.501 6.296 7.821 -

5 Chi nộp ngân sách cấp trên 1.820 6.870 326 5.290 6 Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 55.297 41.793 42.054 57.857

B Tốc độ tăng trƣởng chi NSNN % 100% 119% 112% 127%

1 Chi đầu tư XDCB 100% 119% 106% 188%

2 Chi thường xuyên 100% 105% 110% 111%

3 Chi chuyển nguồn 100% 122% 94% 119%

4 Chi bằng nguồn thu để lại đơn vị chi

quản lý qua NSNN 100% 99% 112% -

5 Chi nộp ngân sách cấp trên 100% 102% 106% 103% 6 Chi bổ sung ngân sách cấp dưới 100% 116% 135% 115%

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu chi ngân sách thị xã trong 4 năm 2015-2018

Chi ngân sách thị xã không ngừng tăng qua các năm 2015-2018, tổng chi NSNN năm 2016 là 534.756 triệu đồng tăng 19% so với năm 2015, năm 2017 là 601.155 triệu đồng tăng 12% so với năm 2016, năm 2018 là 760.896 triệu đồng tăng 27% so với năm 2017. Tốc độ chi hàng năm tăng chủ yếu là do Nhà nước tăng lương, phụ cấp, tăng chế độ bảo trợ xã hội, hỗ trợ các đối tượng mua thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Riêng năm 2018 chênh lệch tăng chi NSNN rất lớn so với các năm trước là do Thị xã tập trung thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới tại các xã và đầu tư xây dựng các khu hạ tầng, khu đô thị mới nên chi cho lĩnh vực đầu tư XDCB tăng cao tăng 88% so với chi đầu tư XDCB năm 2017.

2.2.1.1. Chi đầu tư xây dựng cơ bản

Bảng 2.3: Tỷ lệ chi đầu tƣ XDCB từ ngân sách thị xã trong tổng chi NSNN trên địa bàn thị xã

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chi đầu tƣ XDCB cấp huyện Tổng chi ngân sách Tỷ lệ % XDCB/NS Năm 2015 97.032 511.893 19% Năm 2016 111.202 534.756 21% Năm 2017 123.389 601.155 21% Năm 2018 231.507 760.896 30% Tổng 563.130 2.408.701 23% ,0 100000,0 200000,0 300000,0 400000,0

NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 NĂM 2018

Tổng chi ngân sách thị xã giai đoạn 2015-2018

“Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã”

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ cơ cấu chi đầu tƣ XDCB trong tổng chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)