2020
3.3.1. Kiến nghị với Trung ương
- Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi NSNN trong điều kiện mới, hệ thống pháp luật phải thường xuyên nghiên cứu, sửa đổi bổ sung đồng bộ hóa các văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với Luật NSNN cần sửa đổi bổ sung theo hướng: Hạn chế và tiến tới xóa bỏ tính lồng ghép của hệ thống NSNN, đảm bảo tính chủ động và tăng cường quyền hạn đối với chính quyền địa phương trong việc lập, quyết định giao dự toán, tăng tính công khai minh bạch; quy định việc lập và bố trí ngân sách theo chương trình nhiệm vụ dự án, chú trọng hiệu quả đầu ra.
Đối với Luật Xây dựng, Luật Đầu tư công đã có hiệu lực, cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành các Nghị định hướng dẫn để địa phương nhanh chóng thực hiện theo quy định. Đặc biệt một số nội dung liên quan đến phân cấp trách nhiệm, nội dung thực hiện các cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định dự án, thẩm định thiết kế, thẩm định tổng mức đầu tư cần quy định rõ ràng, cụ thể đến từng đơn vị, nội dung. Hiện nay, tại địa phương UBND tỉnh đã có phân công, phân cấp theo
hướng dẫn tạm thời nhưng vẫn đang chồng chéo và lúng túng trong quá trình triển khai.
- Nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm. Trong quá trình lập dự toán đề nghị bổ sung các tiêu chuẩn đánh giá các tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan lên dự toán ngân sách hàng năm để có cơ sở lập dự toán cho phù hợp. Giảm bớt các khâu trong quá trình lập dự toán, xác định rõ trách nhiệm của từng tổ chức cá nhân trong quá trình lập dự toán.
- Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện quản lý điều hành NSNN. Công khai quy trình quản lý điều hành ngân sách.
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm Luật Ngân sách nhà nước.
- Hoàn thiện hệ thống định mức chi ngân sách nhằm phù hợp với nhu cầu hiện tại.
- Theo Luật NSNN thì Chính quyền cấp tỉnh giao nhiệm vụ thu cho cấp huyện, xã. Trong thời gian qua UBND tỉnh đã tập trung các nguồn thu chủ yếu trên địa bàn vào cấp mình, phân cấp hạn chế cho cấp dưới khiến cho cấp dưới mất khả năng tự chủ cho các nguồn thu và xây dựng kế hoạch chi, dẫn đến việc xây dựng khả năng tự chủ trong quản lý điều hành ngân sách gặp rất nhiều khó khăn.
- Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng với khối lượng công việc quản lý ngân sách hiện nay.
- Tạo cơ chế thông thoáng, giao quyền chủ động cho các địa phương vận động và khuyến khích các thành phần kinh tế khác có đủ năng lực tham gia đầu tư vào các công trình công cộng nhằm giảm gánh nặng cho ngân sách đồng thời tinh giảm bộ máy quản lý Nhà nước như: đầu tư xây dựng khai thác chợ, xây dựng trường học, bệnh viện. Từ đó nguồn vốn ngân sách thông thoáng có thể tập trung vào các dự án trọng điểm.
- Trên thế giới thì không một quốc gia nào, nhất là các nước chậm phát triển có thể có đủ ngân sách để đầu tư cho cơ sở hạ tầng theo kịp với sự phát triển KT- XH vì vậy họ phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Đối với nước ta, từ trước tới nay đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu đừa vào nguồn vốn nhà nước và nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, nguồn vốn này không đủ cho nhu cầu đầu tư, nhất là đối với
những tỉnh đang còn khó khăn như Thừa Thiên Huế. Hiện nay nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ở Thừa Thiên Huế đang rất lớn, cơ sở vật chất đang thiếu thốn nhiều, đang rất cần đầu tư rất nhiều để phát triển trong khi đó nguồn ngân sách thì lại vô cùng hạn hẹp. Do đó cần phải xã hội hóa đầu tư nói chung và xã hội hóa đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng, cần phải khuyến khích huy động mọi thành phần kinh tế-xã hội tham gia vào đầu tư để nguồn vốn NSNN tập trung dành cho những công trình trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán nguồn vốn.
Để thực hiện thành công việc xã hội hóa đầu tư XDCB thì phải có các cơ chế chính sách đột phá nhằm huy động được khối tư nhân tham gia tích cực hơn trong phát triển kết cấu hạ tầng. Để huy động được, cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến đầu tư... Điều quan trọng là cần xây dựng một chiến lược và có cơ chế hiệu quả để xã hội hóa và huy động tối đa nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.