Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại thị xã Hương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85)

Tóm lại, công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn NSNN là việc làm thường xuyên, nhằm chấn chỉnh định hướng cho các đơn vị dự toán ngân sách, các cấp ngân sách sử dụng hiệu quả nguồn vốn được cấp đúng theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần phát triển KT-XH tại địa phương, ổn định an ninh quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội.

Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thị xã đã góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và chính quyền địa phương, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, công tác thanh tra kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên và mang lại hiệu quả chưa cao, còn xuất hiện tình trạng nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.

2.2.5. Tiêu chí đánh giá công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước tại thị xã Hương Thủy Hương Thủy

2.2.5.1. Đánh giá theo tiêu chí định tính

Quản lý ngân sách cấp thị xã đã cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện tiết kiệm, không gây thất thoát, lãng phí.

Quản lý ngân sách nhà nước thị xã ngày càng được minh bạch, công khai, được thể hiện cao trong khâu lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán ngân sách.

Công tác quản lý ngân sách tốt góp phần duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan nhà nước, tổ chức, Đảng, đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn.

Góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.

Hàng năm ngân sách thị xã đầu tư cho giáo dục rất lớn (từ 44-48% trong tổng chi thường xuyên) nhưng hiệu quả mang lại chưa tương xứng với chi phí bỏ ra.

Các đơn vị được giao quyền tự chủ kinh phí về công tác tài chính và thực hành tiết kiệm và chống lãng phí đã có những chuyển biến rõ rệt, thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo công khai dân chủ.

Các dự án trong đầu tư xây dựng cơ bản có tổng mức đầu tư lớn trong khi đó nguồn ngân sách thị xã hạn hẹp, hỗ trợ một phần nhỏ nên nhiều công trình hoàn thành chậm so với tiến độ đề ra, gây lãng phí, không phát huy được hiệu quả của dự án mang lại.

Quản lý chi ngân sách nhà nước thị xã phù hợp với đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với thực tiễn tình hình đặc thù của thị xã nhằm đáp ứng được nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

2.2.5.2. Đánh giá theo tiêu chí định lượng

Bảng 2.13. Tổng hợp hiệu lực chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thị xã

Đơn vị tính: Triệu đồng

Số

TT CHỈ TIÊU

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Dự toán Quyết toán So sánh QT/D T (%)

Dự toán Quyết toán So sánh QT/D T (%)

Dự toán Quyết toán So sánh QT/D T (%)

Dự toán Quyết toán

So sánh QT/DT (%) TỔNG CHI NGÂN SÁCH THỊ XÃ 340.823 383.729 113% 354.047 412.317 116% 383.118 453.993 118% 452.676 598.404 132% I Chi đầu tƣ XDCB 84.000 97.032 116% 85.000 111.202 131% 102.000 123.389 121% 149.000 231.507 155% II Chi thƣờng xuyên 256.823 286.697 112% 269.047 301.115 112% 281.118 330.604 118% 303.676 366.897 121%

1 Chi sự nghiệp kinh tế

và môi trường 31.806 35.578 112% 33.845 43.261 128% 27.731 40.507 146% 32.635 48.285 148% 2 Chi sự nghiệp giáo

dục - đào tạo 141.643 139.040 98% 142.183 136.979 96% 156.085 153.215 98% 156.679 164.684 105% 3 Chi quản lý hành chính 57.643 79.630 138% 64.148 81.370 127% 63.780 86.339 135% 69.361 89.042 128% 4 Chi nhiệm vụ an ninh-quốc phòng 3.610 6.062 168% 4.203 7.004 167% 3.705 9.480 256% 4.645 10.922 235% 5 Chị sự nghiệp VH- TT 1.639 1.684 103% 2.345 1.312 56% 1.838 1.114 61% 3.123 5.495 176% 6 Chị sự nghiệp phát thanh - truyền hình 297 1.094 368% 922 987 107% 968 2.295 237% 2.985 3.258 109% 7 Chị sự nghiệp thể dục - thể thao 320 374 117% 320 515 161% 334 1.321 395% 784 1.300 166% 8 Chi sự nghiệp KHCN-KC 530 445 84% 472 461 98% 472 464 98% 472 473 100%

9 Chi đảm bảo xã hội 18.228 20.320 111% 18.769 27.719 148% 25.086 31.773 127% 31.674 39.955 126% 10 Chi khác ngân sách 1.107 2.469 223% 1.840 1.507 82% 1.119 4.096 366% 1.318 3.483 264%

“Nguồn: Báo cáo quyết toán chi ngân sách thị xã giai đoạn 2015-2018”

Qua bảng số liệu nêu trên hầu hết các khoản chi đều được thực hiện vượt kế hoạch đề ra, chứng tỏ quản lý chi ngân sách có hiệu lực cao.

+ Chi đầu tư XDCB đạt 97.032 triệu đồng bằng 116% so với dự toán HĐND thị xã giao.

+ Chi thường xuyên đạt 286.697 triệu đồng, bằng 112% so với dự toán HĐND thị xã giao. Chi thường xuyên năm 2015 vượt so dự toán, phần vượt dự toán chủ yếu là do thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị định của Chính phủ và trong năm UBND tỉnh bổ sung có mục tiêu để chi cho các đối tượng chính sách xã hội, bổ sung kinh phí cho công tác tập huấn phòng chống cháy rừng, bổ sung kinh phí mua sắm trang thiết bị trường học…

Trong năm 2015, bên cạnh việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, UBND thị xã đã quan tâm ưu tiên cho các công trình phát triển nông thôn, nông nghiệp, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng giao thông nội đồng cho 02 xã Thủy Thanh, xã Thủy Phù theo đề án nông thôn mới được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổng chi ngân sách thị xã năm 2016 đạt 412.317 triệu đồng, bằng 118% so với dự toán HĐND thị xã giao và bằng 107% so với năm 2015. Trong đó:

+ Chi đầu tư XDCB đạt 111.202 triệu đồng bằng 131% so với dự toán HĐND thị xã giao. Phần chi đầu tư XDCB vượt lớn so với dự toán giao đầu năm là do trong năm UBND tỉnh bổ sung có mục tiêu cho một số công trình cấp bách, giải quyết nhu cầu dân sinh bức xúc các cơ sở kinh doanh phế liệu dọc Quốc lộ 1A trên địa bàn phường Thủy Châu; đầu tư xây dựng các công trình cho xã Thủy Thanh, xã Thủy Phù để đạt tiêu chí xã nông thôn mới theo quy hoạch của UBND tỉnh và UBND thị xã bổ sung cho một số công trình cấp bách từ nguồn kết dư ngân sách, tăng thu, đóng góp trong năm 2016.

+ Chi thường xuyên đạt 301.115 triệu đồng, bằng 112% so với dự toán HĐND thị xã giao. Chi thường xuyên năm 2016 vượt so dự toán, phần vượt dự toán chủ yếu là do thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị định của Chính phủ và trong năm UBND tỉnh bổ sung kinh phí dạy nghề lao động nông thôn, kinh phí quà tết, tặng quà hộ nghèo, gia đình có công với cách mạng, tiền điện cho hộ nghèo…

- Tổng chi ngân sách thị xã năm 2017 đạt 453.993 triệu đồng, bằng 116% so với dự toán HĐND thị xã giao và bằng 110% so với năm 2016. Trong đó:

+ Chi đầu tư XDCB đạt 123.389 triệu đồng bằng 121% so với dự toán HĐND thị xã giao. Phần vượt so với dự toán năm này chủ yếu là do năm 2017 UBND thị xã đầu tư xây dựng các cơ sơ hạ tầng cho xã Phú Sơn và xã Thủy Bằng để phấn đất đạt các tiêu chí xã nông thôn mới theo quy hoạch của UBND tỉnh.

+ Chi thường xuyên đạt 330.604 triệu đồng bằng 118% so với dự toán HĐND thị xã giao. Phần vượt dự toán chủ yếu là do thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị định của Chính phủ và trong năm UBND tỉnh bổ sung kinh phí để đảm bảo các nhiệm vụ thường xuyên trong năm 2017.

- Tổng chi ngân sách thị xã năm 2018 đạt 598.404 triệu đồng, bằng 132% so với dự toán HĐND thị xã giao và bằng 131% so với năm 2017. Tổng chi NSNN năm 2018 tăng cao so với các năm trước chủ yếu là do trong năm chi đầu tư XDCB của thị xã tăng cao so với dự toán và các năm trước. Chi đầu tư XDCB năm 2018 đạt 231.507 triệu đồng bằng 155% so với dự toán được duyệt và bằng 188% so với năm 2017. Phần tăng này chủ yếu do năm 2017 số thu tiền sử dụng đất để lại chi đầu tư XDCB lớn và năm 2018 là năm mà UBND thị xã đẩy mạnh tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng cho 02 xã còn lại của thị xã là Dương Hòa và Thủy Vân chưa đạt nông thôn mới của thị xã để phấn đấu vào năm 2019, thị xã Hương Thủy sẽ đạt danh hiệu là thị xã nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên Huế.

+ Chi thường xuyên năm 2018 đạt 366.897 triệu đồng bằng 121% so với dự toán HĐND thị xã giao và bằng 110% so với năm 2017.

Bên cạnh việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước, từ năm 2015 – 2018 UBND thị xã đã có một số chính sách phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như kiên cố hóa kênh mương, xây dựng giao thông nội đồng, đầu tư xây dựng mới trụ làm việc của UBND xã Phú Sơn, UBND xã Thủy Vân và cải tạo nâng cấp sửa chữa cho các trường học trên địa bàn thị xã, bê tông hóa nông thôn, đầu tư hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống nước sạch tại các xã trên địa bàn thị xã,…

Trong các năm qua, UBND thị xã đã kịp thời ban hành các kế hoạch cụ thể để thực hiện các giải pháp của Chính phủ để kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó tăng cường thắt chặt chi tiêu, tiết kiệm

thêm 10% chi thường xuyên năm, cắt giảm đầu tư công, sắp xếp lại kế hoạch vốn đầu tư công của năm kế tiếp và cho cả từng giai đoạn 5 năm, ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình cấp thiết.

2.3. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc của thị xã Hƣơng Thủy giai đoạn 2015-2018

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN

Công tác quản lý chi thường xuyên trên địa bàn thị xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, phát huy hiệu quả, phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế và đời sống nhân dân. Các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn thuộc Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện; các xã, phường đã lựa chọn được mô hình phát triển sản xuất tương đối phối hợp với điều kiện của địa phương và triển khai tại các thôn, tổ; Đối với chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Địa phương đã phát triển các làng nghề truyền thống, với những sản phẩm riêng có, đặc thù của mình; đã xây dựng được các cụm công nghiệp vừa và nhỏ gắn với làng nghề và phát triển nghề mới trên cơ sở lợi thế về nguyên liệu sẵn có của địa phương;

Thông qua chính sách kiên cố hóa kênh mương nội đồng; chính sách kinh tế khác; địa phương đã huy động được nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để tập trung nâng cấp hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, các công trình điện, nước, thủy lợi; phát triển hệ thống chợ, trung tâm thương mại; trường học, trạm y tế; xây dựng các mô hình trang trại chăn nuôi gia súc với quy mô lớn, tập trung; góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi; tạo môi trường thuận lợi đầu tư và cải thiện hệ thống dịch vụ phục vụ đời sống của nhân dân ngày một tốt hơn. Thị ủy, UBND thị xã đã chỉ đạo việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn đạt được kết quả khá vững chắc; công tác giảm nghèo, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đã tạo điều kiện cho các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn ổn định và phát triển; lao động được đào tạo nghề, được hỗ trợ xuất khẩu, được vay vốn, tạo việc làm… nhiều hộ đã thoát nghèo, góp phần ổn định và công bằng xã hội.

2.3.1.2. Trong công tác quản lý chi đầu tư XDCB

Công tác quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản đã phân bổ nguồn kinh phí theo đúng danh mục các công trình UBND tỉnh đã giao hàng năm. Thực hiện theo dõi chặt chẽ các nguồn kinh phí; phân bổ, thông báo vốn kịp thời cho các chủ đầu tư; tích cực đôn đốc các chủ đầu tư nộp hồ sơ thẩm định và phê duyệt quyết toán; các công trình hoàn thành tạo nên hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh, đã phát huy hiệu quả, phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân.

Việc thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý đầu tư xây dựng được các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, phường triển khai khá đồng bộ. Trong đó, các biện pháp thực hiện trong khâu thẩm tra dự toán, tổ chức đấu thầu, quyết toán công trình vẫn là các biện pháp chủ đạo, nhất là việc tăng cường thẩm tra, thẩm định quyết toán dự án không chỉ đem lại kết quả về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng mà còn góp phần nâng cao kỷ luật tài chính trong quản lý, sử dụng vốn nhà nước. Quá trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư đều tuân thủ các quy định hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Công tác đấu thầu luôn được các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án chú trọng và tuân thủ từ khâu lập kế hoạch đến khâu chọn nhà thầu và phê duyệt kết quả đấu thầu. Công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán được thực hiện đúng quy định đảm bảo đúng theo quy định của Bộ Tài Chính tại Quyết định số 56/2008/QĐ-BTC ngày 17/7/2008; Thông tư số 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011; Thông tư số 28/2012/TT-BTC; Thông tư 09/2016/TT-BTC hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB.

Tập trung ưu tiên vốn cho thanh toán công nợ XDCB, các công trình hoàn thành và có quyết toán được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, các công trình chuyển tiếp của năm trước sang. Cân đối nguồn vốn để KBNN thực hiện thanh toán cho các công trình. Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cấp cải tạo đường giao thông nông thôn, xây dựng đã tập trung chỉ đạo đến từng xã, thôn.

Nguyên nhân của vượt chi ngân sách là do trong năm khi thực hiện phát sinh thêm các chương trình mục tiêu mới, mặt khác bố trí trong dự toán ngân sách đầu

năm phải cân đối trong nguồn kinh phí bổ sung của trung ương, có những chương trình chỉ bố trí được một phần, số còn thiếu khi có nguồn cấp trên bổ sung mới thực hiện chi trả.

Việc thực hiện chuyển nguồn qua các năm tương đối cao, cao nhất vào năm 2018 là 99.344 triệu đồng và thấp nhất vào năm 2016 là 62.416 triệu đồng. Có nhiều nguyên nhân khiến việc chuyển nguồn ngân sách còn cao, có nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đối với nguyên nhân khách quan đó là việc bổ sung ngân sách từ cấp trên quá ồ ạt vào thời điểm cuối năm ngân sách gây khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)