Phân loại báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Sản phẩm báo chí được phát triển rộng rãi trong xã hội với nhiều loại khác nhau. Từng loại hình báo, từng tờ báo, tờ tạp chí cũng có đối tượng xác định nhất định và có đặc trưng riêng. Do đó, để quản lý báo chí một cách hiệu quả, nhất thiết phải phân loại chúng.

1.1.4.1. Báo in

Căn cứ vào tiêu chí định kỳ và tính chất nội dung thông tin, có thể chia báo in thành các loại như sau:

- Nhật báo (báo hàng ngày) là những tờ báo phát hành mỗi ngày một

lần vào buổi sáng hay buổi chiều. Nội dung những tờ báo này đề cập đến những vấn đề, sự kiện mang tính thời sự nóng hổi. Nhật báo thường có số lượng phát hành vào loại lớn nhất do đó nó đáp ứng được nhu cầu tin tức của các tầng lớp xã hội rộng rãi và được phát hành trong phạm vi quốc gia hay ở

- Báo thưa kỳ bao gồm các thứ 2, 3, 4, 5 hoặc 5 ngày một kỳ, tuần báo, báo nửa tháng hoặc hàng tháng.

Báo ra 2, 3, 4 hoặc 5 ngày một kỳ thường là báo của đảng bộ tỉnh, thành phố hay của các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong nước. Hiện nay, nhiều tuần báo có xu hướng rút ngắn còn 2, 3, 4 ngày một kỳ.

Tuần báo là các tuần báo xuất bản định kỳ một tuần một lần. Đó là các tờ báo của các bộ, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các doanh nghiệp kinh tế lớn.

Báo nửa tháng hay hàng tháng phần lớn là các đặc san, chuyên san của các tờ nhật báo, báo thưa kỳ hay tuần báo.

Nói chung, đa số báo thưa kỳ có đối tượng hẹp hơn so với các nhật báo. Người đọc báo thưa kỳ thường được xác định trong phạm vi các địa phương, cấp tỉnh, thành phố hoặc theo nghề nghiệp, sở thích, lứa tuổi cụ thể. Thời gian ra các tờ báo này thường theo những ngày cố định, ít khi xác định buổi nào cụ thể. Nói chung, nội dung thông tin của loại báo thưa kỳ không cập nhật thời sự bằng báo hàng ngày và quan tâm nhiều đến những thông tin có chiều sâu phục vụ các đối tượng chuyên biệt hơn, cụ thể hơn.

- Tạp chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một

hay một số vấn đề, lĩnh vực, đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật. Định kỳ xuất bản của tạp chí có thể là một tuần, nửa tháng…

Đối tượng đọc của báo chí chọn lọc hơn nhiều so với nhật báo và báo thưa kỳ. Nội dung của tạp chí là những thông tin chuyên sâu như những công trình khoa học, nghiên cứu tổng kết, kinh nghiệm, những tài liệu phân tích, đánh giá các vấn đề, sự kiện, những bài viết dự báo và chiều hướng vận dụng, phát triển của các hiện tượng trong xã hội hay tự nhiên… , việc trình bày các tạp chí đơn giản và khuôn khổ tạp chí cũng tương đối nhỏ, thuận lợi cho mục đích đọc nghiên cứu.

Báo in là loại báo được phổ biến nhất ở mọi quốc gia với số lượng lớn, tuy nhiên, ngoài loại báo này còn có báo nói, báo hình và báo điện tử.

1.1.4.2. Báo nói

Đây là một loại hình báo chí, trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Ở các nước phương Tây, người ta thường chia phát thanh thành các loại: phát thanh thương mại, phát thanh quảng cáo, phát thanh giáo dục, phát thanh chính trị, xã hội. Thông thường, mỗi nước đều có hệ thống phát thanh nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ công cộng, phục vụ cho các mục đích chính trị, xã hội của Chính phủ. Ngoài ra, còn có các đài phát thanh thuộc sở hữu tư nhân. Ở các nước này, phần lớn các đài phát thanh đều tồn tại trong cơ cấu của các công ty, tập đoàn truyền thông lớn.

Ở Lào, toàn bộ hệ thống phát thanh, truyền hình đều thuộc sở hữu của

nhà nước, do Chính phủ và chính quyền các địa phương quản lý. Đài phát thanh quốc gia Lào được coi là phát thanh trung ương. Còn đài phát thanh các tỉnh, thành phố và cấp huyện được coi là đài phát thanh địa phương.

1.1.4.3. Báo hình

Là một loại hình báo chí chuyển tải nội dung bằng hình ảnh động và âm thanh. Nguyên nghĩa của nó là vô tuyến truyền hình, bắt nguồn từ hai từ tele có nghĩa là ở xa và vision có nghĩa là thấy được, tức là thấy được ở xa.

Sự xuất hiện của truyền hình như một điều thần kỳ trong sáng tạo của con người. Với sự kết hợp giữa hình ảnh động và âm thanh, truyền hình mang lại cho con người cảm giác sống động, rất thật hiện lên trước mắt. Nói chung,

ở các nước, người ta chia ra các loại: truyền hình thương mại, truyền hình

giáo dục, truyền hình công cộng… Nhờ truyền hình cáp ra đời, khắc phục

được những hạn chế của truyền hình sóng trước kia, mà một lúc có thể chuyển đi nhiều chương trình để đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng người sử dụng.

Đài truyền hình quốc gia Lào được coi là đài truyền Trung ương. Còn đài truyền hình các tỉnh, thành phố và cấp huyện được coi là đài truyền hình địa phương.

1.1.4.4. Báo điện tử

Những tiến bộ của công nghệ thông tin trong những năm 60 của thế kỷ

XX mang đến cho nhân loại một loại hình báo chí mới, đó là báo điện tử. So

với báo in, báo điện tử đến với người đọc nhanh hơn rất nhiều, có khi chỉ vài

giây sau khi phát hành và người đọc không cần tới mua ở quầy báo, cũng không cần chờ nhân viên bưu điện mang đến. So với báo nói và báo hình, báo điện tử có ưu thế là có thể nghe và xem bất cứ lúc nào người đọc muốn, không phụ thuộc vào buổi phát thanh và phát hình của đài.

Quy trình xuất bản của sản phẩm báo chí trải qua 4 công đoạn sau:

- Giao tiếp thực tế và sáng tạo tác phẩm

- Biên tập, trình bày sản phẩm

- In sản phẩm. Riêng báo nói, báo hình, báo điện tử không cần khâu này

- Phát hành

Tất cả các khâu công việc trên đều có vai trò riêng không thể thay thế đối với chất lượng của sản phẩm báo chí. Tuy nhiên, nhà báo bao giờ cũng là nhân vật trung tâm của tòa soạn vì họ là người sáng tạo ra nội dung của sản phẩm báo chí.

Có thể thấy, báo chí nói chung rất đa dạng về chủng loại và phong phú về chức năng. Để đối tượng này phục vụ xã hội một cách hiệu quả và có định hướng, không thể không có sự quản lý của nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)