Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 40 - 43)

phạm trong hoạt động báo chí.”

Điều 64 Luật này đã quy định rõ về chính sách khen thưởng đối với cá nhân có thành tích và cống hiến: “Cơ quan báo chí, nhà báo, tổ chức và công nhân có thành tích và cống hiến vào hoạt động báo chí thì được khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Nhà bác có thành tích xuất sắc thì được khen thưởng bằng huân chương, giải thưởng, giấy khen, tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước và chính sách khác thích hợp.”

Điều 65 của Luật này cũng đã quyết định về quy tắc đối với người vi phạm “Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm quy định của pháp luật kể cả điều cấm đã quy định trong Điều 50, 51, 52 của Luật này sẽ bị thực hành quy tắc tùy theo mức độ nặng hoặc nhẹ như: giáo dục, cảnh cáo, phạt vạ, đình bản tạm thời thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong việc báo chí, thu hồi thẻ nhà báo, thẻ nhà chuyên môn về báo chí; bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật dân sự hoặc bị trừng phạt theo luật hình sự”.

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí báo chí

Trong bối cảnh hiện nay, tình hình thế giới đang có những diễn biến phức tạp về chính trị, nền kinh tế bất ổn định, xu thế toàn cầu hóa thông tin và sự bùng nổ của truyền thông xã hội tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động báo chí và công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí của mọi quốc gia. Các yếu tố chủ yếu có ảnh hưởng và tác động tới quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí cụ thể:

- Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sự phát triển mạnh mẽ của

công nghệ thông tin truyền thông đã đặt ra cho hoạt động quản lý báo chí phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng và có đội ngũ nhân sự đáp ứng trình độ, cập nhật với thời đại trong điều kiện mới;

- Xu hướng thương mại hóa báo chí trong bối cảnh đang xây dựng nền kinh tế thị trường;

- Các yếu tố khác ảnh hưởng và tác động nhất định đến công tác quản

lý nhà nước về báo chí có thể kể đến như sự chênh lệch về trình độ dân trí, nhu cầu và điệu kiện vật chất khác biệt giữa các khu vực, địa bàn, vùng miền, địa phương tạo nên sự chênh lệch lớn về hưởng thụ các dịch vụ báo chí; các cơ quan báo chí còn nhiều hạn chế và tồn tại trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình, hoạt động còn trùng chéo về tôn chỉ, mục đích, nội dung, đối tượng phục vụ. Các cơ quan chức năng trong hoạt động quản lý chưa thực hiện việc nghiên cứu, phân loại, xác định tính chất, nhiệm vụ của báo chí để có cơ chế, chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, hệ thống thể chế tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước về báo chí còn chưa hoàn thiện, văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn châm, văn bản quy phạm pháp luật chỉnh sửa, bổ dung chưa thực sự theo kịp sự phát triển của các hoạt động về báo chí trong bối cảnh hội nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng khi thực thi trong bối cảnh cụ thể của các địa phương từng thời kỳ. Các hỗ trợ về ngân sách nhà nước cũng như đầu tư trang thiết bị cho hoạt động tác nghiệp về báo chí còn nhiều hạn chế, khiến cho cơ sở hạ tầng và vật chưa hiện đại và đồng bộ ở các cấp, các ngành, các địa phương. Ngoài ra, chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phóng viên … của các cơ quan quản lý, các cơ quan báo chí chưa đáp ứng yêu cầu với tình hình mới trong bối cảnh hội nhập … hiện đang ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với báo chí.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về báo chí, đặc điểm của báo chí, sự phát triển của báo chí trên thế giới, vai trò của báo chí đối với sự phát triển của kinh tế xã hội. Đồng thời, đưa ra khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, sự cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động báo chí và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí . Từ các khía cạnh nghiên cứu khác nhau, tác giả có thể khái quát khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

như sau: quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là quá trình tác động có

tổ chức, có định hướng và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đối với lĩnh vực báo chí, nhằm đáp ứng quyền và nhu cầu tự do báo chí hợp pháp của công dân.

Những nội dung phân tích trong chương 1 là cơ sở lý luận tạo tiền đề khoa học cho việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại tỉnh Viêng Chăn, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SAVANNAKHET, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)