Giải pháp về chế độ chính sách trong hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 84)

Chế độ chính sách báo chí, một nội dung gắn với vấn đề tư tưởng trong điều kiện kinh tế thị trường đang diễn ra vô cùng phức tạp, cần được xem xét,

giải quyết một cách cơ bản cả về lý luận, nhận thức, về thể chế chính sách, về tổ chức cán bộ. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu mới về hoạt động báo chí, các cơ quan báo chí đã chủ động trả nhuận bút phù hợp yêu cầu nâng cao chất lượng, động viên các tác giả trong khuôn khổ quỹ quy định. Quảng cáo trên mặt báo, trên các chương trình của các đài phát thanh, truyền hình cũng là nguồn thu quan trọng của báo chí được chấp nhận theo quy định của luật pháp. Hệ thống tài trợ báo chí tuy còn thấp những đã giải quyết được một phần khó khăn cho các cơ quan báo chí phải thực hiện và hoạt động theo nhiệm vụ của mình.

Chính sách, chế độ đối với hoạt động báo chí trong hoàn cảnh mới cần phải được xem xét để ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Phải có quan điểm rõ ràng, hoạt động báo chí là sự nghiệp có thu hoặc hoạt động công ích dể sản xuất ra hàng hóa đặc biệt phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, văn hóa của Đảng, Nhà nước và phải đưa thông tin đúng đắn đến cơ sở, nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, chứ không phải là hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa đơn thuần, để có những chính sách đầu tư, thuế. Chế độ lượng, nhuận bút hợp lý.

Nhà nước bảo trợ, đầu tư bằng tài chính để khích lệ những xu hướng phát triển báo chí có ích cho toàn xã hội mà lợi ích, hiệu quả không thể thu nhận được ngay bằng các biện pháp miễn giảm thuế, trợ cấp toàn bộ hay một phần ngân sách nhà nước. Hiện nay, Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet đã có chính sách cho cơ quan báo chí trực thuộc tự do về chế độ nhuận bút cho nhà báo và tác giả trong cơ quan và nhà báo hoạt động theo chế độ công tác, tùy theo sản phẩm. Còn tiền lương, cơ sở hạ tầng khác thì trách nhiệm thuộc về nhà nước. Nguồn thu từ các dịch vụ quảng cáo phải nộp thuế cho nhà nước, một phần nộp cho cơ quan chủ quản hoặc đầu tư lại trang thiết

bị, đổi mới công nghệ…, phần còn lại chia cho các phóng viên, cán bộ, công nhân viên theo công việc phụ trách của mỗi người.

Chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với hoạt động của nhà báo phải được hướng vào đảm bảo các điều kiện và phương tiện để giúp họ hiểu biết chủ trương, chính sách, tiếp cận với thực tiễn đất nước, tạo điều kiện cho nhà báo hoạt động có hiệu quả, phát huy tư duy độc lập sáng tạo trong quá trình viết báo, đề cao trách nhiệm chính trị, xã hội, ngăn chặn và chống lại việc lợi dụng tư do dân chủ để thực hiện những ý đồ xấu về chính trị. Cần đổi mới cơ cấu quản lý của các cơ quan báo chí để đảm bảo sử dụng và đãi ngộ nhà báo tiến thân bằng con được đi sâu và nghề nghiệp, chuyên môn của mình. Các cơ quan quản lý cần thực hiện chế độ thi tuyển, ký hợp đồng, nêu rõ trách nhiệm, các yêu cầu về trình độ năng lực, chế độ đãi ngộ… đối với các sinh viên mới ra trường.

Nhà nước cần có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những nhà báo tài năng và những nhà báo có cống hiến xuất sắc cho đất nước. Quy định chế độ ưu đãi đặc biệt như được đảm bảo về nhà ở, phương tiện đi lại, làm việc, bảo vệ sức khỏe và đời sống của gia đình cho các nhà báo.

Đời sống của nhà báo ở địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Savannakhet rất khó khăn. Họ bị thiệt thòi vì thu nhập thấp do báo xuất bản ra phải bù lỗ quá nhiều, không có quảng cáo cũng không có những khoản thu từ các hoạt động dịch vụ khác, do đó không có tiền để cải thiện, nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, thông tin kém, điều kiện làm việc thiếu thốn, phương tiện đi lại khó khăn, địa hình hiểm trở… khiến những người có chuyên môn, nghiệp vụ không muốn về địa phương công tác. Cho nên đối với cơ quan báo chí ở địa phương, người đã thiếu lại càng thiếu, chất lượng đã kém lại càng kém. Vì vậy, nhà nước phải có chính sách ưu tiên đặc biệt đối với các phóng viên, biên tập viên và cán bộ quản lý báo chí ở các địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)