Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 32)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là một yêu cầu tất yếu khách quan dựa trên một số lý do sau:

Có thể thấy rằng, báo chí tác động từng ngày, từng giờ tới đời sống xã hội. Vì vậy, mọi chế độ chính trị đều có chủ trương và biện pháp quản lý theo hướng có lợi nhất cho mình. Mục tiêu cao nhất của báo chí là phục vụ sự phát triển của đất nước và lợi ích của nhân dân. Bởi vậy, quản lý nhà nước về hoạt động báo chí trong thời kỳ phát triển của đất nước cũng phải có sự điều chỉnh, thay đổi phù hợp với sự thay đổi hàng ngày của đời sống xã hội.

Báo chí là công cụ đấu tranh sắc bén, vì vậy, cần phải có định hướng cho hoạt động báo chí đúng khuôn khổ. Báo chí được mệnh danh là quyền lực thứ tư. Vì, vậy, nó góp phần bảo vệ, cổ vũ chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và ngược lại nó cũng có thể cản trở việc thực hiện đó.

Hoạt động báo chí còn nhiều yếu kém. Hiện nay, báo chí tiếp tục phát triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo và số lượng người đọc; cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ, năng lực tài chính được

tăng cường; tác động, ảnh hưởng của báo chí được mở rộng. Phần lớn, báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích.

Một bộ phận nhà báo chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh những nhà báo thường xuyên trau dồi đạo đức, phẩm chất và trình độ chuyên môn, cũng không ít nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp dẫn đến vi phạm pháp luật, bị truy tố. Do đó, cần thiết quản lý nhà nước bằng việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp.

Một số tờ báo có xu hướng thị trường hóa. Mặc dù đang hướng tới việc tự chủ của các tờ báo về kinh phó, nhưng thời gian qua một số tờ báo vì lợi nhuận mà vi phạm quy định về quảng cáo cũng như viết bài giật gân nhằm thu hút độc giả, tăng số lượng phát hành, tình trạng giật tít sai làm hạn chế, ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý của cơ quan nhà nước. Điều này tất yếu phải có sự quản lý của nhà nước để chấn chỉnh.

Từ những lý do trên, nhận thấy quản lý nhà nước về hoạt động báo chí là yêu cầu tất yếu khách quan và cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)