Đẩy mạnh công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ quản lý báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 77 - 81)

chí

Sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ quản lý vừa hồng vừa chuyên. Đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý phải vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân. Cần có cơ chế và chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thực hiện đúng đắn nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác cán bộ. Công tác quy hoạch và đào tạo nguồn cán bộ cần chú ý đến cán bộ nữa, cán bộ chuyên gia trên các lĩnh vực; đào tạo phải có đối tượng chính xác, vừa đào tạo trong thời gian trước mắt vừa trong thời gian lâu dài, đào tạo trong và ngoài nước để được đội ngũ cán bộ kế cận có đức có tài.

Cần đánh giá và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở tiêu chuẩn, lấy thực thi làm trung tâm, lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nghiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu; cần đánh giá một cách khoa học, khách quan, công tâm theo quy trình chặt chẽ, phát huy dân chủ, dựa vào tập thể và nhân dân để tuyển chọn cán bộ; đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, kết hợp các độ tuổi đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển.

Trong lĩnh vực báo chí, để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, trước hết cần chú trọng chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý bao gồm những cán bộ trực tiếp thực hiện công việc quản lý nhà nước về báo chí trong các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, và những người đứng đầu các cơ quan báo chí. Đội ngũ này trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ. Việc ban hành Luật báo chí và những văn bản dưới luật đã đáp ứng kịp thời những biến

đổi của tình hình trong tỉnh và trong nước, tạo điều kiện quản lý tốt về báo chí. Việc sắp xếp cán bộ phụ trách quản lý báo chí đã chú trọng đến trình độ chính trị cũng như chuyên môn. Những người được giao cho quản lý các cơ quan báo chí phần lớn là những người đã từng làm báo.

Trong những năm đổi mới của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tuy công tác quản lý báo chí ở tỉnh Savannakhet phát triển không ngừng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Ngành Thông tin thuộc Sở Thông tin và Văn hóa là cơ quan quản lý báo chí của tỉnh và chịu trách nhiệm trước Sở Thông tin và Văn hóa, nhưng trong ngành này chỉ có 6 cán bộ với gần 20 công hơn chính, trong đó có phụ trách về hoạt động báo chí. Trên thực tế, đội ngũ cán bộ này vừa thiếu vừa yếu, trình độ bao quát công việc không cao, cộng với việc áp dung công nghệ thông tin trong quản lý cũng chưa ngang tầm, do đó, không đáp ứng được yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện đại hóa đất nước như hiện nay.

Để giải quyết vấn đề trên, đội ngũ cán bộ, chuyên viên làm công tác quản lý nhà nước về báo chí cần được tăng cường cả về chất lượng và số lượng tránh tình trạng kiêm nhiệm, chồng chéo, khó hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những cán bộ này phải được trang bị tốt kiến thức về pháp luật, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức về mọi mặt như chính trị, luật pháp, báo chí, áp dụng công nghệ mới trong công tác quản lý.

Muốn hoạt động quản lý báo chí có hiệu quả, cần phải đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý báo chí theo một số nội dung quan trong như:

- Tri thức báo chí: người lam công tác quản lý không thể không có

những hiểu biết, những tri thức về công việc của mình đang theo dõi. Vì vậy, người làm cán bộ quản lý báo chí phải có những hiểu biết rất cơ bản về báo

chí, tức là phát tốt nghiệp chuyên ngành báo chí hoặc phải tham gia học các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành về báo chí.

- Tri thức về khoa học công nghệ báo chí và khoa học quản lý: công

chức thời hiện đại ở hầu hết các ngành đều phải có những kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin, đặc biệt đối với các công chức phụ trách theo dỏi, quản lý thông tin báo chí thì đây là yêu cầu thiết yếu. Vì vậy, phải có chế độ tuyển dụng rất nghiêm ngặt, chọn lọc được những công chức có khả năng thích nghi với phương tiện kỹ thuật quản lý hiện đại, có ý thức tìm tòi học hỏi và áp dụng công nghệ hiện đại vào công việc quản lý của mình. Đối với những công chức đã nhiều tuổi, chưa được trang bị kiến thức về công nghệ thông tin, phải cho theo học các khóa ngắn hạn về công nghệ quản lý hiện đại. Ngoài ra, cán bộ quản lý phải có những kiến thức cơ bản về quản lý nhà nước.

- Tri thức về pháp luật: quản lý nhà nước trong mọi lĩnh vực đều phải căn cứ vào hệ thống pháp luật có liên quan đến nó. Điều này buộc công chức quản lý báo chí phải có hiểu biết sâu sắc về luật pháp, đặc biệt nội dung của những văn bản pháp luật đối với hoạt động báo chí.

Những tri thức trên đây rất cần thiết cho những công chức làm công việc quản lý nhà nước về báo chí, vì ngoài việc theo dõi, xử lý, họ phải ban hành các văn bản dưới luật, nếu không có tri thức về chuyên ngành báo chí cũng như không hiểu biết tường tận về pháp luật thì không thể soạn thảo được các văn bản có nội dung đúng đắn, chuẩn xác. Vì vậy, phải có chính sách đào tạo và đại tạo lại đội ngũ những người quản lý báo chí để theo kịp tốc độ phát triển chung của xã hội.

Ngoài những tri thức về chính trị, luật pháp, chuyên môn, nghiệp vụ… những cán bộ, công chức quản lý nhà nước về báo chí còn cần phải có đạo đức trong sáng, phẩm chất chính trị vững vàng. Chỉ có phẩm chất chính trị tốt mới giúp cho các nhà quản lý có sự nhạy bén trong việc nhận thức những sai

phạm của báo chí, mới đưa ra được những chính sách phù hợp với đường lối, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước, đồng thời mới làm tốt công tác tham mưu cho Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay.

Các cơ quan chủ quản báo chí, với tư cách là liên đới chịu trách nhiệm những sai phạm trong hoạt động báo chí của tờ báo mình quản lý cần có bộ phận hoặc cán bộ theo dõi, giám sát. Những người đó cũng phải hiểu biết về pháp luật, có kiến thức về báo chí để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh khi báo chí ngành mình có sai phạm.

Một đội ngũ cán bộ có liên quan nhiều đến hiệu quả công tác quản lý nhà nước về báo chí là những người đứng đầu các cơ quan báo chí – các tổng biên tập, giám đốc các đài phát thanh, truyền hình. Họ là người định hướng, quyết định sự phát triển của báo, là linh hồn của mỗi tờ báo. Đương nhiên, bên cạnh tổng biên tập còn có vai trò tập thể của chi bộ Dảng. Tuy nhiên, các tổng biên tập, các giám đốc vẫn giữ một chức năng không gì thay thế được. Tổng biên tập là người như thế nào trong quan điểm chính trị, trình độ và đạo đức nghề nghiệp thì cả đội ngũ tòa soạn được hình thành theo hướng đó và cả tờ báo đi theo hướng đó. Vì vậy, trong đào tạo phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng các tổng biên tập, giám đốc.

Mặc dù, trong những năm qua, ở Lào có khoa báo chí để đào tạo nhà báo tại trường Đại học quốc gia Lào, nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Nhiều địa phương chỉ bồi dưỡng theo cách tập huấn, còn muốn nâng cao trình độ sau đại học thì phải cử sang học tập tại nước ngoài. Ở tỉnh Savannakhet mặc dù đã có Hội nhà báo nhưng việc thực hiện theo nghĩa vụ, trách nhiệm vẫn chưa làm tốt, hiệu quả hoạt động còn kém, không đạt được yêu cầu của công việc. Vì vậy, để tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí và quản lý báo chí cần phải xây dựng một

trung tâm kho học về thông tin đại chúng và truyền thông để nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ báo chí. Cán bộ quản lý báo chí phải tham gia những khó đào tạo và đào tạo lại, chẳng hạn như phải đào tạo và nâng cao nhận thức về chính trị tư tường. Cần phối hợp cùng với các cơ quan tổ chức khác để nâng cao kiến thức về quản lý nhà nước và học tập kinh nghiệm quản lý của các lĩnh vực khác cũng như kinh nghiệm quản lý báo chí của các nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)