Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 40)

1.2.4.1. Xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển báo chí

Bộ Thông tin và Văn hóa có nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng chiến lược thông tin báo chí của Lào, lập quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí, kế hoạch trang bị kỹ thuật cho báo chí toàn quốc, kế hoạch đầu tư ngân sách, quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tất cả những dự án này sau khi được Chính phủ phê duyệt mới được triển khai trên thực tế.

Ở địa phương cũng vậy, Sở Thông tin và Văn hóa là cơ quan giúp Ủy

ban Tỉnh ủy xây dựng quy hoạch hoạt động báo chí địa phương theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Văn hóa. Quy hoạch báo chí của địa phương phải

được sắp xếp phù hợp với quy hoạch tổng thể báo chí của cả nước.

1.2.4.2. Ban hành các văn bản pháp quy, các chế độ chính sách đối với báo chí

Bộ Thông tin và Văn hóa có nhiệm vụ dự thảo dự án Luật liên quan đến báo chí. Sau đó Chính phủ mới đệ trình những dự án luật này lên Quốc hội, đề nghị Quốc hội thông qua. Chỉ có Quốc hội mới có quyền ban hành luật, sắc lệnh về chế độ báo chí. Các văn bản dưới luật như quyết định, nghị định được Chính phủ ban hành là do Bộ Thông tin và Văn hóa dự thảo.

Bộ Thông tin và Văn hóa ra các văn bản dưới luật khác thuộc thẩm quyền của mình về chính sách, chế độ báo chí, các văn bản về chức danh, tiêu chuẩn nhà báo, các văn bản hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách về báo chí, chính sách về đầu tư, tài trợ cho báo chí, chính sách chế độ đối với nhà báo như các quyết định, các thông tư hướng dẫn thực hiện các nghị quyết, nghị định của Chính phủ.

Đối với việc quản lý một số lĩnh vực hoạt động thông tin báo chí liên quan đến các bộ khác, bộ Thông tin và Văn hóa phải phối hợp với các bộ đó ban hành những thông tư liên bộ để hướng dẫn việc thực hiện các quyết định, nghị định của Chính phủ.

Xây dựng và ban hành các quy chế tỏng hoạt động thông tin, cụ thể là quy chế về chức danh báo chí, quy chế về cung cấp và quản lý thông tin cho báo chí, quy chế về tổ chức và điều kiện thành lập các cơ quan báo chí, quy chế về điều kiện hoạt động của các cơ sở dịch vụ Internet công cộng.

Rà soát lại hệ thống văn bản pháp luật, kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế phát triển của thông tin, khả năng quản lý của nhà nước và cơ quan chức năng.

1.2.4.3. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí và thẻ nhà báo

Một nội dung quan trọng khác của quản lý nhà nước đối với báo chí là cấp phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, chương trình đặc biệt, chương trình phụ. Bộ Thông tin và Văn hóa là cơ quan cấp giấy phép thành lập cơ quan và quy định nội dung, hình dạng con dấu của cơ quan báo chí; cấp thẻ nhà báo cho các nhà báo cấp Trung ương. Đối với nhiều nước trên thế giới, việc cấp giấy phép là cơ chế để quản lý quyền sở hữu và nội dung báo chí. Ở Lào, báo chí cần phát triển theo quy hoạch của nhà nước, do đó cũng cần có cơ chế để quản lý nội dung báo chí.

Cơ quan báo chí muốn xuất bản đặc san, số phụ, phát sóng chương trình đặc biệt, chương trình phụ, ngoài những điều kiện đã ghi trong giấy phép thành lập cơ quan báo chí, phải có giấy phép của Bộ Thông tin và Văn hóa cấp mới xuất bản được.

Các cơ quan, tổ chức của trung ương và địa phương, không có cơ quan báo chí, muốn xuất bản một số đặc san phải có đơn xin phép nêu rõ lý do,

mục đích, nội dung chi tiết của số đặc san, được Bộ Thông tin và Văn hóa xem xét và cấp giấy phép.

Ở địa phương, Sở Thông tin và Văn hóa cấp tỉnh có quy định các đối tượng được cấp, cấp và thu hồi thẻ nhà báo, các chức danh viên chức ngành báo chí, thủ tục và hồ sơ cấp thẻ nhà báo và người đứng đầu cơ quan báo chí trên địa bàn quản lý của mình. Còn ở Trung ương, Vụ Báo chí quản lý công việc này, đồng thời chịu trách nhiệm trước Bộ Thông tin và Văn hóa. Các nhà báo được đổi thẻ nhà báo khi chuyển sang cơ quan báo chí khác, khi làm rách hoặc mất thẻ có đề nghị của cơ quan báo chí hoặc xác nhận của cơ quan công an. Trường hợp người đang có thẻ nhà báo chuyển sang cơ quan không thuộc ngành báo chí, về hưu hoặc thuộc cơ quan báo chí có quyết định đình bản hay tạm thời đình bản thì người đứng đầu cơ quan báo chí có trách nhiệm thu lại thẻ nhà báo, nộp cho Bộ Thông tin và Văn hóa. Trong trường hợp người được cấp thẻ nhà báo vi phạm kỷ luật hay pháp luật bị đình chỉ hoặc tước quyền hoạt động báo chí chuyên nghiệp thì thẻ nhà báo sẽ bị Bộ Thông tin và Văn hóa thu hồi lại. Trường hợp này, nếu xẩy ra ở địa phương thì Sở Thông tin và Văn hóa thu hồi và báo cáo cho Bộ Thông tin và Văn hóa cấp trên của mình.

1.2.4.4. Thông tin cho báo chí và quản lý thông tin báo chí

Tổ chức thông tin cho báo chí gồm việc quy định về quy chế phát ngôn của cơ quan nhà nước, việc tổ chức họp báo thường xuyên, định kỳ của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương góp phần định hướng thông tin và trao đổi thông tin với báo chí.

Quản lý thông tin báo chí được các cơ quan quản lý thực hiện thông qua hoạt động Giao ban báo chí hàng tháng, hàng quý, và qua đó thực hiện chức năng quản lý của mình bằng cách: định hướng thông tin đối với các cơ quan báo chí; Kiểm tra, giám sát thông tin mà các báo chí đã nêu; Xử lý nếu phát hiện các cơ quan báo chí vi phạm. Việc quản lý thông tin được Bộ Thông

tin và Văn hóa quy định cụ thể: Tổ chức, công dân muốn họp báo phải báo trước cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí và được phép mới hoạt động được. Các cơ quan, tổ chức ở Trung ương tổ chức họp báo phải thông báo chậm nhất là 6 tiếng đồng hồ trước khi họp báo cho Vụ báo chí, ở địa phương thì thông báo cho Sở Thông tin và Văn hóa. Bộ Thông tin và Văn hóa, Sở Thông tin và Văn hóa có quyền chấp nhận hoặc đình chỉ cuộc họp nếu thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Cơ quan đại diện tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh doanh, hợp tác và cá nhân người nước ngoài muốn họp báo phải tuân thủ các quy định của Chính phủ về họp báo. Các đại sứ quán, Lãnh sự quán hoặc văn phòng đại diện ngoại giao tại Lào, các đoàn khách thăm chính thức Lào có yêu cầu họp báo phải tuân theo quy chế của Bộ Thông tin và Văn hóa và Bộ Ngoại giao.

1.2.4.4. Quản lý hoạt động đối ngoại, hợp tác của báo chí

Nội dung này gồm quản lý hoạt động của báo chí Lào liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Lào.

Bộ Thông tin và Văn hóa nước CHDCND Lào là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động báo chí Lào liên quan đến nước ngoài và cho phép các hoạt động của báo chí Lào liên quan đến nước ngoài. Đó là các hoạt động như: Phát hành báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Lào ra nước ngoài; Thành lập cơ quan báo chí của cơ quan đại diện Lào ở nước ngoài, in báo chí, phát sóng chương trình phát thanh, truyền hình Lào ở nước ngoài; Cử nhà báo, phóng viên ra nước ngoài; Lập văn phòng đại diện của báo chí Lào ở nước ngoài; Cung cấp thông tin, bài, hình ảnh cho báo chí nước ngoài; Hoạt động hợp tác của báo chí Lào với nước ngoài; Thuê chuyên gia, cộng tác viên nước ngoài. Bộ Thông tin và Văn hóa có quyền cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép cho các hoạt động trên.

Quy chế quản lý hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên nước ngoài, các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Lào được ban hành kèm theo Nghị định 38/CP quy định Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin và Văn hóa là cơ quan được Chính phủ ủy nhiệm chức năng quản lý và cấp phép cho các hoạt động báo chí, thông tin nước ngoài tại Lào đó là các hoạt động như: Hoạt động nghiệp vụ báo chí của phóng viên nước ngoài, lập văn phòng báo chí thường trú, cử phóng viên thường trú, sử dụng phương tiện nghiệp vụ báo chí; Hoạt động thông tin báo chí của các cơ quan đại diện nước ngoài xuất bản và lưu hành bản in, họp báo, trưng bày tủ ảnh, chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động báo chí.

1.2.4.5. Giao ban báo chí

Trong một tổ chức, cơ quan, cá nhân, kinh doanh tư nhân đều không thể thiếu được việc giao ban, việc giao ban đã giúp hoàn thiện công việc, giúp cho kế hoạch đề ra có hiệu quả hơn. Việc giao ban báo chí cũng rất quan trọng trong hoạt động của cơ quan quản lý báo chí. Cách làm việc của Đảng bộ cũng như Đảng ủy cấp cơ sở hoặc cấp Trung ương đều tuân theo chế độ một người lãnh đạo, làm việc theo nhóm, ban nhưng cá nhân chịu trách nhiệm. Cách làm việc hoặc thực thi công việc của cán bộ, công chức đều thực hành theo nguyên tắc ấy.

Giao ban báo chí được thực hành dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quản lý về báo chí. Mỗi một tuần, một tháng hoặc ba tháng, những kết quả công việc được giao ban phải báo cáo cấp trên. Các cơ quan báo chí cấp tỉnh phải báo cáo cho Sở Thông tin và Văn hóa vào ngày thử ba hàng tuần, Sở Thông tin và Văn hóa báo cáo lên Bộ Thông tin và Văn hóa trong ngày thứ năm của tuần để báo cáo cho Chính phủ trong ngày thứ hai tuần tiếp theo.

Bộ Thông tin và Văn hóa có trách nhiệm kiểm tra báo chí lưu chiểu và quản lý kho lưu chiểu báo chí quốc gia.

Việc lưu chiểu sản phẩm báo chí được quy định theo Điều 47 của Luật Báo chí Lào: Những sản phẩm báo chí phải lưu chiểu và lưu trữ ít nhất 25 năm, cho nên muốn quản lý việc lưu chiểu báo chí tốt và có hiệu quả phải có kho lưu chiểu báo chí và có sự quản lý tốt để đảm bảo cho việc kiểm soát và nghiên cứu các công việc liên quan.

Bộ Thông tin và Văn hóa cũng đã quy định: Báo chí nộp lưu chiểu qua bưu điện phải đăng ký với cơ quan bưu điện nơi báo chí xuất bản. Báo chí lưu chiểu được chuyển nhanh nhất và đầy đủ đến cơ quan nhận lưu chiểu. Ở các địa phương, báo chí nộp lưu chiểu cho Sở Thông tin và Văn hóa, cơ quan quản lý báo chí ở địa phương. Báo chí được phép in lại, phải nộp lưu chiều như lần in thứ nhất. Các báo nộp lưu chiểu phải ghi rõ số báo, số lượng phát hành, ngày giờ nộp lưu chiểu có chữ ký của Tổng biên tập hay người được ủy quyền. Các chương trình phát thanh, truyền hình đã phát sóng phải được lưu giữ tại cơ quan phát thanh, truyền hình chẳng hạn như: phải lưu giữ bản thảo, phim nhựa, băng, đĩa ghi âm, ghi hình đã phát trên sóng ít nhất một tháng.

1.2.4.7. Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với hoạt động báo chí

Một nội dung không thể thiếu được của quản lý nhà nước về báo chí là việc thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp kiểm tra việc thực hiện Luật Báo chí và xử lý vi phạm các quy định của báo chí.

Điều 59, Luật Báo chí Lào đã quy định nội dung về những quyền thanh tra, kiểm tra của cơ quan thanh tra, kiểm tra báo chí “Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, phát triển báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi hành các biện pháp ngăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)