Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 59 - 61)

Trong thời gian qua, mặc dù hoạt động báo chí ở tỉnh Savannakhet đã đạt được nhiều thành tựu cả về số lượng và chất lượng, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu ở mức cao của đất nước trong giai đoạn mới, thậm chí cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, yếu kém:

- Báo chí tỉnh Savannakhet chưa thu hút được nhiều độc giả, khán thính

giả vì nội dung chưa phong phú, chưa nhiều sắc màu. Nội dung của báo và

các chương trình truyền thông chưa thật sự bao quát hết các mặt của đời sống xã hội, báo lễ tân còn chiếm tỉ lệ cao, chưa phản ánh và không quan tâm đầy đủ tới đối tượng công chúng ở nông thôn, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ người tốt việc tốt, những nhân tố mới trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Báo nặng về phê phán mặt khuyết điểm, non kém, cá biệt có trường hợp phủ nhận truyền thống dân tộc, thành tựu cách mạng, coi nhẹ đấu tranh tư tưởng, mơ hồ hoặc bị ảnh hưởng trước luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch.

- Trong đấu tranh chống tham nhũng, báo chí đã đi đầu, dũng cảm, kiên

trì phát hiện và đấu tranh, góp phần quan trọng vào việc làm trong sạch nội bộ, loại trừ những phần tử thoái hóa, biến chất, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Tuy vậy, còn khá nhiều trường hợp báo chí

thông tin không chính xác, thiếu khách quan, lộ bí mật quốc gia, nhiễu thông tin, gây trở ngại cho các cơ quan thi hành pháp luật, có hiện tượng cửa quyền,

vi phạm dân chủ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu của công việc. Một số cán

bộ chưa hiểu biết sâu sắc về chính trị, chuyên môn và ngoại ngữ còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp. Cán bộ làm nhà báo phần lớn làm việc theo sự yêu thích, năng khiếu. Ngoài ra, việc nâng cao trình độ của cán bộ về lý luận chính trị và chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Một số cán bộ không tích cực tìm hiểu các văn kiện chính trị, chủ

trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và kiến thức khác liên quan tới công việc của mình, làm việc kiểu lấy lợi ích của mình cao hơn lợi ích của tập thể. Cán bộ làm báo ở cấp huyện còn thiếu, thậm chí một số huyện

vùng xa còn không có nhà báo; chưa thực hiện được mạng báo chí ở các Sở, các đơn vị và các cơ sở bản làng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của báo chưa đáp ứng được yêu cầu của công

việc. Trong thời gian qua, máy phát quan trọng không thể sử dụng được. Vài

năm gần đây máy phát truyền hình 2 kw và máy phát thanh FM 1 kw của tỉnh chỉ phát được 50% công suất, chiếm được một bộ phận của tỉnh; báo chí chỉ được phát cho một số cơ quan và các huyện của tỉnh, chưa tới tay người dân, các tầng lớp xã hội – đối tượng của báo chí hiện nay.

- Ngân sách để hoạt động của báo chí còn ít. Để thực hiện được nhiệm

vụ, các phương tiện thông tin của tỉnh đã sử dụng nguồn thu từ quảng cáo nhưng vẫn không đáp ứng đủ các nhu cầu cần thiết.

- Ủy ban tỉnh ủy – Chính quyền các cấp chưa chăm lo, chỉ đạo và

khuyến khích nhiều vào hoạt động báo chí, chưa sử dụng hết vai trò của báo chí vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Ngân sách để hoạt động còn ít, làm cho cán bộ, công chức cũng như nhà báo không tích cực, không

nhiệt tình, không chăm chỉ vào công việc. Ngoài ra, một số cơ sở Ủy ban tỉnh ủy- Chính quyền các cấp không hợp tác vào hoạt động của báo chí, lừa mị khi cung cấp nội dung thông tin, làm cho hoạt động báo chí chậm chạp, không kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)