Quan điểm của Đảng về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 67)

Để tạo điều kiện cho báo chí có thể giữ được vai trò của mình và có tính phấn đấu, tính giáo dục, tính tổ chức lãnh đạo quần chúng và tính thực tế trong sự lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý, ngày 19/6/1993, Bộ Chính trị trung ương Đảng khóa III đã có Nghị quyết số 360CT-TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với báo chí trong thời kỳ mới. Nghị quyết đã nêu những điểm cơ bản sau:

- Báo chí là phương tiện lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước:

Báo chí tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, tuyên truyền giáo dục xã hội về mặt chính trị, tư tưởng quần

chúng, động viên, thúc đẩy nhân dân góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược chính cũng như nhiệm vụ xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tạo các cơ sở để đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

- Báo chí là diễn đàn của quần chúng, là cầu nối giữa quần chúng và Đảng: Báo chí còn là diễn đàn của quần chúng để trình bày ý kiến về sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Nói cách khác, báo chí là diễn đàn phát huy dân chủ và quyền làm chủ nhà nước của các dân tộc, tạo cho Đảng và quần chúng ngày càng gắn bó mật thiết với nhau. Muốn vậy, báo chí phải bảo đảm quyền được nhận thông tin và quyền được thông tin của quần chúng.

- Báo chí là diễn đàn của quần chúng, là cầu nối giữa quần chúng và Đảng: Báo chí phải có nhiều màu sắc và nội dung phong phú: Báo chí phải

thu hút và đem lại lợi ích gián tiếp hoặc trực tiếp cho độc giả, và khán thính giả. Vì vậy, báo chí phải có nhiều màu sắc vừa phù hợp với sự yêu thích và cần thiết của con người, vừa có nội dung thông tin phong phú, kiến thức mọi mặt và giáo dục tổ chức động viên quần chúng.

- Các cơ quan, các ngành, cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đều

có trách nhiệm và phải quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ báo chí. Báo chí làm nhiệm vụ của mình để đáp ứng nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Vì thế,

các cơ quan, các ngành của Đảng và Nhà nước, cán bộ lãnh đạo các cấp phải có trách nhiệm, phụ trách chỉ đạo, giúp đỡ báo chỉ để báo chí có thể thực hiện nhiệm vụ đúng đắn và có hiệu quả ngày càng cao.

- Có chính sách thích hợp đối với báo chí: trong điều kiện chuyển sang cơ chế mới, nên có sự hiểu biết đúng đắn về chính sách đối với báo chí. Mặt khác, chúng ta nhận thức rằng, bất cứ trong chế độ hoặc điều kiện của cơ chế nào, báo chí đều cần thiết phải đáp ứng được nhu cầu tinh thần của con người. Vì vậy, phải có nguồn vốn đủ lớn để đảm bảo cho báo chí được hoạt động thường xuyên và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Mặt khác, báo chí phải nghiên cứu tìm con đường, biến pháp để chuyển sang cái mới nhất là tạo được thu nhập đáp ứng yêu cầu chi tiêu của mình. Trong khuôn khổ được cho phép làm và trong khả năng làm được, báo chí phải thúc đẩy sự đóng góp của quần chúng và các bộ phận kinh tế khác để giảm bớt việc sử dụng ngân sách của nhà nước, nhưng báo chí không được năng về mặt doanh nghiệp vì sẽ làm giảm bớt vai trò của giáo dục, tổ chức, động viên của nó. Báo chí không được hoạt động không đúng theo mục đích và mục tiêu về mặt chính trị của Đảng.

Quan điểm của Đảng khẳng định rõ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo cố gắng tạo mọi điều kiện cho báo chí được hoạt động theo nhiệm vụ của mình. Lời phát biểu của ông Khawmtay Sisphandon, nguyên Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân

chủ nhân dân Lào tại Hội nghị Tư tưởng toàn quốc lần thứ III (1-4/7/1997) cũng đã nhấn mạng đến sự quan trọng và vai trò của báo chí: phải biết áp dụng cơ hội và kết quả khoa học kỹ thuật để làm công tác tuyên huấn phối hợp với việc tuyên truyền tích cực thông qua phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, lấy nguồn thông tin đúng đắn trên thực tế theo hệ thống, phát tin kịp thời cho quần chúng trong toàn quốc…; phải quan tâm phát triển và cải cách sự quản lý phương tiện truyền thông đại chúng tốt hơn, chẳng hạn như: nâng cao chất lượng của báo chí, phát thanh, truyền hình, in ấn, phát hành, tăng cường tính lãnh đạo tư tưởng, tính chiến đấu và tính quần chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng, kịp thời đáp ứng cho nhu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới… ; phải quan tâm nâng cao tính hợp lý, đúng thực tế, tính khoa học trong tuyên truyền và giáo dục; đặc biệt quan tâm về vấn đề số lượng, tránh làm theo hình thức để tuyên truyền, sẽ tốn phí tài sản, sức lực và thời gian; phải biết phối hợp tuyên truyền gián tiếp đi đôi với giáo dục trực tiếp, trong điều kiện thực hiện cơ chế thị trường và mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài.

Để tiếp tục hoàn chỉnh và lãnh đạo hoạt động báo chí, ngày 15/11/2008, kỳ họp thứ VII, khóa VIII Đại hội Ban Chấp hành trung ương Đảng đã có nghị quyết để xem xét, đánh giá và đề ra phương hướng cho hoạt động báo chí; điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả của báo chí, cải cách lại truyền hình và phát thanh quốc gia có hiệu quả và có khả năng phát sóng trên toàn quốc đến năm 2020; điều chỉnh chính sách và cơ chế quản lý hành chính của đài truyền hình và phát thanh quốc gia có thể tự lo về tài chính và có khả năng nâng cao chất lượng, dịch vụ; có thể thực hiện tốt chính sách tiền lương theo công việc làm và đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng – Nhà nước; tăng cường đầu tư của nhà nước, cải cách và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật , điều chỉnh, thay đổi hệ thống kỹ thuật từ hệ thống Analog

thành Digital được cấp cơ sở trong năm 2020 và hoàn chỉnh tất cả đến năm 2025, có thể phủ sống chiếm 100% diện tích quốc gia và phát sóng toàn thế giới, điều chỉnh in ấn phát hành để tạo điều kiện cho báo in có thể phát hành đến tận các cơ sở toàn đất nước; quan tâm và tăng cường việc đầu tư bồi dưỡng và đào tạo cán bộ báo chí có khả năng chỉ đạo và quản lý hoạt động báo chí trong toàn quốc có hiệu quả, đảm bảo về mặt chính trị và hiểu biết sâu việc quản lý hành chính về báo chí trong giai đoạn mới.

Để tiếp tục hoàn chỉnh và thực hiện hoạt động báo chí có hiệu quả cao, ngày 14/01/2099 kỳ họp thứ VII, khóa V của Đại hội Ban Chấp hành Ủy ban ban tỉnh ủy tỉnh Savannakhet đã có nghị quyết về hoạt động báo chí và cũng đã xem xét, đánh giá, chỉ đạo về hoạt động báo chí; phấn đấu làm cho hoạt động báo chí thực hiện được vai trò giáo dục tình yêu nước, nâng cao ý thức về pháp luật, tạo được sự đoàn kết của các dân tộc, đáp ứng đầy đủ thông tin toàn quốc và thường xuyên có nội dung và màu sắc hấp dẫn; phải có ngân sách, nguồn vốn để cải cách, điều chỉnh phương tiện, công vụ và cơ sở công nghệ kỹ thuật cho việc thông tin văn hóa….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)