đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí
Hiện nay, cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự của Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet quy định có 01 phòng chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí đó là phòng quản lý báo chí – xuất bản. Đây là phòng chuyên môn thuộc Sở, tham mưu và giúp Giám đốc Sở thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành về xuất bản, báo chí theo phân cấp của Tỉnh ủy và ủy quyền của Bộ Thông tin và Văn hóa trên địa bàn toàn tỉnh Savannakhet. Phòng được cơ cấu gồm 3 cán bộ trong đó có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng và 01 nhân viên và không có ai được đào tạo chuyên ngành về báo chí, trong đó các chuyên viên thuộc phòng quản lý báo chí – xuất bản phải thực hiện công tác kiêm nhiệm cả hai lĩnh vực báo chí và xuất bản với khối lượng công việc lớn theo sự phân công của trưởng phòng và giám đốc Sở.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây Sở Thông tin và Văn hóa đã triển khai và phối hợp triển khai với các cơ quan chức năng tổ chức những hoạt động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ chuyên viên quản lý nhà nước đối với báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo trên địa bàn tỉnh.
Có thể thấy rằng, lao động báo chí là loại hình lao động phức tạp và đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều người. Để các cơ quan báo chí thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, phục vụ đúng đối tượng của tờ báo, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý, lãnh đạo báo chí cũng như đội ngũ những người làm báo rất quan trọng. Nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ những người làm báo vừa tinh thông về nghiệp vụ, tiếp cận nhanh và kịp thời với phương pháp và công nghệ làm báo hiện đâị, vừa am tường pháp luật về báo chí hiện hành, trong thời gian vừa qua, Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh
Savannakhet đã chỉ đạo các cơ quan chủ quản xây dựng kế hoạch và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ hoạt động báo chí đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trong nước và quốc tế. Năm 2010, số người có trình độ đại học và sau đại học là 53,7% đến năm 2015 tăng lên 61,3% (thêm 7,6% gấp 1,1 lần), trong đó số người có trình độ sau đại học tăng từ 3,3% năm 2010 lên 13,2% năm 2015 trong số đội ngũ hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet.
Ngoài ra, hàng năm Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet có kế hoạch chỉ đạo các cơ quan chủ quản cử các cán bộ quản lý, các phóng viên và biên tập viên đi tham dự các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, các lớp đào tạo kỹ năng cho phóng viên, biên tập viên do Bộ Thông tin và Văn hóa hoặc phối hợp tổ chức với Ban Tuyên huấn trung ương, Hội nhà báo Lào hoặc nhiều cơ quan, tổ chức khác trong nước đào ạo. Hàng năm, các phóng viên, biên tập viên của các tòa báo cũng được cử đi thi nâng ngạch để nâng cao trình độ chuyên môn, từ phóng viên, biên tập viên lên phóng viên chính, biên tập viên chính, nhiều người được cấp thẻ nhà báo (tính đến năm 2015, theo thống kê của Cục báo chí, tỉnh Savannakhet đã có 150 nhà báo được cấp thẻ trong tổng số 15.000 nhà báo được cấp thẻ trong cả nước).
Bên cạnh việc chú trọng đào tạo lao động về trình độ chuyên môn, công tác nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ báo chí cũng được quan tâm. Hàng năm, Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet đều chỉ đạo các cơ quan chủ quản của cơ quan báo gửi cán bộ đi học các lớp lý luận chính trị trung cấp và cao cấp nhằm nâng cao trình độ của đội ngũ quản lý, phóng viên, biên tập viên. Đến năm 2015, đội ngũ cán bộ báo chí của các cơ quan báo trên địa bàn tỉnh Savannakhet có 45 người trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị (đa phần là đội ngũ làm công tác lãnh đạo, quản lý ở các tòa
báo), 140 người trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương và 160 người có trình độ sơ cấp lý luận chính trị.
Nhìn chung, đội ngũ làm báo thường xuyên được đào tạo nâng cao về chất lượng cả về nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị không chỉ đáp ứng được nhu cầu đặt ra của cơ quan báo in tại tỉnh mà còn hỗ trợ kỹ thuật, nghiệp vụ cho một số tờ báo trong khu vực.