Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28 - 31)

Quản lý là một hoạt động diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản tới phức tạp. Xã hội càng phát triển, trình độ xã hội hóa càng cao, yêu cầu quản lý càng cao. Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người, nó chứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng, phức tạp và luôn vận động, biến đổi và phát triển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau. Mỗi một học thuyết nghiên cứu tổ chức quản lý ở những góc độ khác nhau, trên cơ sở triết học và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Tuy nhiên có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định trước.

Quản lý nhà nước gồm nhiều nội dung, theo một trình tự từ việc lập ra luật, tổ chức thực hiện luật, kiểm sát, xét xử những vi phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước thực hiện. Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như: tổ chức chính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhân dân, các hiệp hội… Tuy nhiên, so với quản lý của các tổ chức khác thì quản lý nhà nước có điểm khác biệt sau:

- Chủ thể quản lý nhà nước là cán bộ, công chức và các cơ quan trong

bộ máy nhà nước (thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp);

- Đối tượng quản lý là toàn dân;

- Phạm vi quản lý mang tính toàn diện, tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội;

- Phương thức: sử dụng quyền lực nhà nước mang tính cưỡng chế đơn

phương đối với xã hội và sử dụng pháp luật làm công cụ chủ yếu.

- Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ lợi ích chung, duy trì sự ổn

định và phát triển của xã hội.

Quản lý nhà nước (QLNN) được hiểu là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước của các cơ quan trong bộ máy nhà nước (chủ yếu là các cơ quan

trong hệ thống hành pháp) mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm thỏa mãn nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội.

1.2.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí

Quản lý hoạt động báo chí có thể phân chia thành hai cấp độ: quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Quản lý vi mô là quản lý toàn soạn báo chí, quản lý vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí Trong phạm vị nghiên cứu của luận văn tác giả nghiên cứu quản lý ở tầm vĩ mô là quản lý nhà nước về báo chí.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là những hoạt động của các cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước nhằm đảm bảo cho hoạt động báo chí được ổn định và phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Với vai trò là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị, nhà nước đại diện cho nhân dân, đảm bảo cho công dân được thực hiện các quyền cơ bản của mình, trong đó có quyền về tự do ngôn luận, tự do báo chí. Báo chí gắn liền với tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí là nhằm đảm bảo tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đồng thời, Nhà nước cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đấy tranh chống các thế lực thù địch lợi dụng chính sách tự do ngôn luận, tự do báo chí để đưa ra các luận điệu sai trái, thực hiện chiến lược diễn biến hòa bình, gây mất an ninh chính trị và trật tự trong nước.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là tổng thể những hoạt động của bộ máy nhà nước trên cơ sở những quy định của pháp luật đảm bảo cho báo chí thực hiện được nhiệm vụ thông tin của mình và chịu sự điều chỉnh thống nhất của pháp luật. Quản lý nhà nước là làm cho sức mạnh của báo chí được phát huy cao nhất, để báo chí tập trung nguồn lực và mọi cố

gắng vào phục vụ mục đích phát triển đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tạo mọi điều kiện cho báo chí phát triển và phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước đối với lĩnh vực báo chí, nhằm đáp ứng quyền và nhu cầu tự do báo chí hợp pháp của công dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)