Những xu hướng phát triển của báo chí và vấn đề đặt ra đối với hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 69 - 72)

với hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet

Hoạt động báo chí của tỉnh Savannakhet trong điều kiện hiện nay chịu một số tác động sau: nhu cầu thông tin và được thông tin, sự phát triển về kỹ thuật và công nghệ truyền thông, cơ chế thị trường. Những tác động trên làm nảy sinh một số xu hướng đáng chú ý trong sự phát triển của báo chí của tỉnh Savannakhet hiện nay.

3.1.3.1. Xu hướng đa dạng hóa

- Báo in

Sẽ có hai khuynh hướng phát triển trái ngược nhau: một mặt sẽ có nhiều tờ báo có nội dung phản ánh có tính chất tổng hợp. Các báo của các ngành khác nhau phản ánh một số nội dung chung như nhau. Bất kỳ báo nào, dù là cơ quan xây dựng, nông nghiệp, thương mại… đều cố gắng có trogn trang báo của mình những tin, bài viết về thể thao, giáo dục…, các bài có tính

chất chuyên ngành thì ít đi. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các báo đều muốn thu hút được nhiều độc giả, có số lượng bản phát hành cao nên đã vượt ra ngoài khỏi chuyên ngành của mình. Ngược lại, ngày càng có nhiều tờ báo, tạp chí mang tính chất chuyên ngành rất sâu, với số lượng độc giả nhỏ, phạm vi đối tượng tác động hẹp để đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội.

- Báo nói và báo hình

Xu hướng đa dạng hóa sẽ tạo điều kiện cho các chương trình của hai phương tiện thông tin ngày càng phong phú và hoạt động tốt hơn. Xu hướng này có thể thu hút được các cơ quan chuyên môn khác hỗ trợ và góp phần làm chương trình của mình theo nhu cầu và chiến lược của cơ quan, các tổ chức xã hội, có thể tạo điều kiện cho nhà quản lý khác đầu tư thành lập cơ quan và hoạt động báo chí trong giai đoạn mới.

- Báo điện tử

Hiện nay, báo điện tử là thông tin đến nhanh nhất so với các phương tiện truyền thông khác. Nhiều nước trên thế giới đang coi trọng, quan tâm và đầu tư rất nhiều để phát triển báo chí trên mạng internet phục vụ cho người sử dụng ngày càng hấp dẫn. Ở tỉnh Savannakhet chưa có cơ quan báo chí nào có hoạt động báo điện tử, vì chưa có đủ khả năng về ngân sách, thiếu nhân sự có kỹ thuật cao… Trong tương lại, Nhà nước nên đầu từ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan báo chí được thành lập và hoạt động báo điện tử.

3.1.3.2. Xu hướng nâng cao vai trò của báo chí để làm diễn đàn cho công chúng

Báo chí là diễn đàn của xã hội, là cơ quan ngôn luận của các cơ quan, các tổ chức chính trị, xã hội, là mối quan hệ chặt chẽ giữa công chúng với Đảng và Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân để thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền làm chủ nhà nước.

Trong thời gian qua, người dân chưa góp phần nhiều vào hoạt động báo chí. Nguyên nhân là do hiệu quả làm việc của các cơ quan báo chí chưa cao, chưa thu hút được độc giả, khán giả. Vì vậy, từ đây tới năm 2020, phấn đấu tạo cho báo Savanhphatthana phát hành tới tất cả các cơ quan thuộc tỉnh; các văn phòng cấp huyện, các bản văn hóa và bản phát triển của tỉnh, đài phát thanh phủ sống chiếm 95% và đài truyền hình phủ sống chiếm 70% diện tích của tỉnh. Ngoài ra, cơ sở vật chất công nghệ kỹ thuật báo chí thay đổi, tất cả chuyển từ hệ thống Analog thành Digital 100% trong năm 2020.

3.1.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Việc nâng cao trình độ cho các cán bộ, công nhân viên cũng rất quan trọng. Để đáp ứng cho nhu cầu hiện đại hóa về công nghệ kỹ thuật, đòi hỏi các nhà báo nhiều hiểu biết, bản lĩnh chính trị, nắm được chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn để hoạt động đúng đắn và có hiệu quả cao.

Những tác động và xu hướng trên đặt ra các vấn đề cho quản lý nhà nước về báo chí một số vấn đề:

- Quản lý không gò bó, không cản trở, ngược lại, một mặt làm cho việc đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn, mặt khác vẫn đảm bảo hoạt động đúng pháp luật, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Quản lý nhà nước về báo chí có hiệu quả cần nâng cao trình độ cán

bộ, công chức để bắt kịp trình độ phát triển rất cao của phương tiện kỹ thuật, công nghệ truyền thông hiện đại. Bản thân sự quản lý phải chứa đựng hàm

lượng công nghệ cao và đội ngũ cán bộ quản lý phải hiểu và sử dụng được nó. - Quản lý nhà nước về báo chí phải phù hợp với cơ chế vận hành trong điều kiện kinh tế thị trường, chịu tác động theo quy luật cung cầu. Tức là đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của quần chúng, nhưng điều đó không được dẫn

đến khuynh hướng thương mại hóa một cách tràn lan và sự lũng đoạn của đồng tiền đối với báo chí.

- Nhu cầu thông tin và được thông tin đòi hỏi phải có sự giao lưu quốc

tế, nhưng đồng thời cũng phải điều khiển báo chí tuân theo pháp luật và đảm bảo được an ninh chính trị và bí mật quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)