Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của cơ quan báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 77)

Trong việc tăng cường quản lý, vấn đề hàng đầu cần quan tâm là nhanh chóng kiện toàn bộ máy và sớm hình thành cơ chế cho bộ máy vận hành, tăng cường số lượng, chất lượng cán bộ và các điều kiện hoạt động cho bộ máy. Giải quyết được mặt này cũng chính là khắc phục một nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thiếu sốt, khuyết điểm của công tác quản lý báo chí vừa qua.

Phát triển đi đôi với quản lý tốt cần được hiểu rằng: phải đảm bảo cho sự tăng trưởng, quy mô của báo chí phù hợp với yêu cầu, điều kiện và khả năng thực tế, đồng thời khả năng quản lý phải được tăng cường để đảm bảo các điều kiện cho hệ thống báo chí hoạt động có hiệu quả toàn diện. Muốn

vậy, cần tăng cường hoàn thiện, hình thành một bộ máy đủ mạnh từ cấp Bộ, cấp Sở tới từng ban biên tập báo, đủ sức vận hành, kiểm tra, kiểm soát hệ thống báo chí trên thực tế.

Sớm hình thành một cơ chế làm việc rõ ràng, cụ thể giữa Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Sanvannakhet với các Ban ngành hữu quan liên quan tới việc quản lý nhà nước về báo chí. Cơ chế này phải đảm bảo sự điều hành thống nhất, có khả năng giải quyết nhanh và dứt điểm các vụ việc, đồng thời kiểm soát được liên tục hoạt động báo chí, tránh hieenje tượng đánh trống bỏ dùi, dễ làm khó bỏ, đùn đẩy công việc, trách nhiệm không rõ ràng. Có thể việc làm này phải sớm được thể chế hóa thành văn bản pháp quy, làm chỗ dựa pháp lý cho việc vận hành toàn bộ bộ máy lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí.

Việc tổ chức lại bộ máy quản lý nhà nước về báo chí ở tỉnh Sanvannakhet cũng cần nâng cao vai trò của Sở Thông tin và Văn hóa. Sở này hiện tại chỉ là cơ quan giúp việc cho Ủy ban Tỉnh ủy – Chính quyền tỉnh trong việc quản lý nhà nước về báo chí nên nhiều khi còn thụ động, phụ thuộc vào cấp trên, trong khi đó Ủy ban Tỉnh ủy – Chính quyền tỉnh thì có quá nhiều công việc phải giải quyết nên việc quản lý báo chí nhiều khi bị buông lỏng và chậm tiến độ. Vì vậy, cần phải xây dựng một cơ chế thích hợp để tăng cường sự chủ động, linh hoạt của các cơ quan quản lý nhà nước đối với báo chí ở tỉnh Sanvannakhet.

Việc quản lý hệ thống phát thanh, truyền hình ở tỉnh Sanvannakhet cũng nên tập trung vào một đầu mối cùng với các loại báo khác. Hiện nay, hệ thống phát thanh truyền hình ở tỉnh Sanvannakhet vẫn do đài phát thanh truyền hình trung ương quản lý về chuyên môn, kỹ thuật, có khi cả nội dung, ngoài ra chịu sự quản lý của cơ quan chủ quản là Ủy ban tỉnh ủy – Chính

quyền tỉnh chứ không phải quản lý theo chiều dọc và chịu sjw quản lý của Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Sanvannakhet.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sanvannakhet, hệ thống báo điện tử còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, việc kết nối mạng internet và đưa tin lên mạng là một vấn đề khá lớn đối với cơ quan quản lý báo chí để có thể quản lý được thông tin ở cả đầu vào và đầu ra, để phục vụ được nhiệm vụ mở rộng thông tin, làm cho nhân dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế và công đồng người Lào ở nước ngoài có thể hiểu thêm, hiểu đúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời tăng thêm hiểu biết của nhân dân về tình hình mọi mặt ở địa phương cũng như trong cả nước. Vì vậy, trong thời gian tới, chính quyền cấp tỉnh cần đặc biệt coi trong tới vấn đề này.

Việc quản lý thông tin đối ngoại cũng cần phải kiện toàn lại đẻ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Thông tin tuyên truyền đối ngoại là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động báo chí tỉnh Sanvannakhet. Trong thời gian qua báo chí tỉnh Sanvannakhet đã có liên kết, hợp tác với báo chí các tỉnh khác trong nước, cũng như liên kết với các tỉnh của các nước xung quanh để kịp thời cập nhật các thông tin, đồng thời tránh khỏi những hiện tượng thù địch tranh thủ mọi phương tiện truyền thông để chống phá lại, đưa thông tin thất thiệt, bóp méo sự thật làm cho nhân dân hiểu sai…Theo ký kết thì hàng năm sẽ có báo cáo tổng kết lại hoạt động hợp tác báo chí của các tỉnh, khi đó sẽ tổng kết đánh giá và rút kinh nghiệm để trong năm sau hoạt động báo chí sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Đây cũng là một trong những lý do quan trọng để các cơ quan chức năng tiến hành rà soát và kiện toàn lại bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tính nói riêng và cả nước nói chung nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý đối với lĩnh vực trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)