Chính phủ đã phát huy tự do báo chí ở Lào để đem lại lợi ích chung cho quần chúng cả nước, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân cho tự do báo chí của nhân dân Lào làm chủ nhà nước. Tự do đó phải gắn liền với pháp luật, dân chủ phải trong khuôn khổ của pháp luật, tự do của nhà báo phải gắn liền với bản lĩnh chính trị và trách nhiệm, nghĩa vụ. Không cho phép có tự do kiểu quyền cai trị dân chủ ngoài pháp luật vì nó sẽ tàn phá sự ổn định chính trị của đất nước và cản trở sự phát triển, xây dựng đất nước.
Để tạo điều kiện cho báo chí hoạt động có hiệu quả, việc ban hành Luật báo chí năm 2008 có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho mọi hoạt động của báo chí diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, trong các Nghị quyết của Đại hội Đảng, Nhà nước cũng quy định chiến lược để phát triển hoạt động thông tin báo chí trong thời kỳ mới với một số nội dung cụ thể như:
- Tăng cường điều chỉnh để hoạt động báo chí có nhiều màu sắc, có
tính giáo dục, đảm bảo tính thực tế, việc đáp ứng thông tin báo chí phải nhanh chóng, kịp thời, làm cho hoạt động thông tin trở thành phương tiện tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần cho toàn xã hội phát triển tích cực, công bằng và trong sáng, phải tạo cho nội dung thông tin có tính chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, ngoại giao, thể thao…
- Trong thời ký khoa học kỹ thuật hiện đại, báo chí phải tiếp tục điều
chỉnh phát triển cơ sở hạ tầng về mặt công nghệ kỹ thuật, nhằm xóa bỏ công nghệ kỹ thuật lạc hậu, chuyển hướng theo hệ thống Digital cùng với hệ thống của trung ương và có thể nối liền thành một hệ thống toàn quốc; cải cách việc phát hành báo chí nhanh chóng, kịp thời, tạo cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân được phục vụ về thông tin báo chí đầy đủ, cải cách sự quản lý dịch vụ báo chí,
đảm báo các cơ quan báo chí có hoạt động tích cực, quy định lại cơ cấu chức vụ cho phù hợp, sắp xếp cán bộ vào công việc đúng theo chuyên môn, kiến thức; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí theo khóa học ngắn hạn hoặc dài hạn ở trương nước và ngoài nước, đào tạo cán bộ trẻ trở thành cán bộ kế thừa, tạo được cán bộ có kiến thức, khả năng và bản lĩnh chính trị cao.
Nhà nước có những chính sách và động lực để hỗ trợ hoạt dộng báo chí có hiệu quả. Chính sách về báo chí theo Điều 4, Luật báo chí Lào như sau:
- Nhà nước hỗ trợ và phát triển hoạt động báo chí như thành lập và bổ
sung nhân sự, ủng hộ ngân sách, phương tiện, công nghệ kỹ thuật hiện đại.
- Nhà nước thúc đẩy các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước góp
- Nhà nước có chính sách đối với tổ chức và cá nhân có thể hoạt động về báo chí theo pháp luật.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân để sản xuất
và phát hành sản phẩm báo chí trong nước hoặc ra nước ngoài đúng theo luật lệ.
- Nhà nước hỗ trợ và bảo vệ chủ cơ quan báo chí, cơ quan báo chí, nhà
báo, đồng nghiệp và nhà chuyên môn về báo chí hoạt động đúng theo pháp luật.
- Nhà nước đảm bảo cho nhân dân Lào thực hiện quyền tự do và nghĩa vụ của mình về báo chí, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ người cung cấp thông tin, góp ý kiến, phát biểu, phê bình không trái pháp luật, không trái lợi ích của nhà nước và nhân dân thông qua báo chí.