Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 84 - 91)

sách pháp luật báo chí

Ngoài các giải pháp cụ thể nêu trên, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet, các cơ quan chức năng cần thực hiện đồng bộ thêm một số giải pháp như:

Các cơ quan quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet cần tích cực triển khai đồng bộ các nội dung trong công tác quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh để góp phần đẩy mạnh hoạt động báo chí tại địa phương, nhất là tập trung vào thực hiện các mảng hoạt động chưa được quan tâm và triển khai trong thời gian qua như: công tác tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí; quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại địa phương; kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý kho lưu chiểu báo chí tại địa phương; đặc biệt cần tăng cường đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động báo chí để thích ứng với xu thể hội nhập hiện nay.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong báo chí sẽ là một công cụ then chốt giúp các các quan báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet có bước tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững. Yếu tố chính của việc áp dụng khoa học công nghệ của các cơ quan báo chí tại địa phương là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ phát thanh truyền hình, công nghệ in, công nghệ xuất bản phẩm điện tử, thương mại điện tử theo hướng chất lượng cao, công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả trong tác nghiệp đối với tất cả các loại hình.

Đối với báo in, cần triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở dữ liệu và việc tác nghiệp làm tin của phóng viên và cộng tác viên, rút ngắn thời gian duyệt và gửi tin. Ứng dụng công nghệ thông tin để xuất bản các ấn phẩm điện tử hỗ trợ các ấn phẩm in truyền thống.

Đối với báo nói, báo hình, cần ưu tiên phát triển công nghệ truyền hình số mặt đất đối với việc phổ cập truyền hình công cộng tại các khu vực đồng bằng; phát triển công nghệ phát thanh truyền hình cáp, truyền hình di động tại các vùng thành thị, những vùng có mật độ dân cư cao; từng bước phát triển công nghệ truyền hình có độ phân giải cao; tăng cường sử dụng truyền hình số, các trạm phát lại công suất nhỏ và trung bình tại những vùng sâu, vùng xa. Lựa chọn tiêu chuẩn phát thanh truyền hình số mặt đất, truyền hình internet, truyền hình di động… phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, xu hướng phát triển của đất nước Lào và điều kiện cụ thể của tỉnh Savannakhet. Khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị phát thanh truyền hình. Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mạng phát thanh truyền hình cáp tương tự sang sử dụng công nghệ số phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình.

Đối với báo điện tử cần đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.

Lãnh đạo tỉnh Savannakhet cần nghiên cứu xây dựng đề án sáp nhập các cơ quan báo chí của tỉnh thành một cơ quan chung, ở đó bao gồm đầy đủ các loại hình báo chí: báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Làm như vậy sẽ tránh được sự cồng kềnh về biên chế và con người, tiết kiệm chi phí và thông tin được quản lý bởi một cơ quan sẽ chính xác, kịp thời và chặt chẽ hơn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại tỉnh Savannakhet, nước CHCDND Lào, chương này tác giả đề xuất phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí tại tỉnh Savannakhet trong những năm tới.

Để công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí có hiệu lực và hiệu quả cao trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp như: hoàn thiện hệ thống pháp luật văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí; đẩy mạnh công tác đào tạo và quy hoạch cán bộ quản lý báo chí; tăng cường quản lý nội dung thông tin trên báo chí; giải pháp về chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đối với báo chí. Để tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí đạt được hiệu lực và hiệu quả cao thì cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên.

KẾT LUẬN

Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí là chức năng, nhiệm vụ của cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương. Ở địa phương tùy theo sự phân cấp của trung ương, trên cơ sở thực tiễn hoạt động báo chí của tỉnh và năng lực hoạt động quản lý đã có ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước.

Ở nước CHDCND Lào nói riêng và các nước trên thế giới nói chung, báo chí được coi là công cụ chính trị của Đảng, Nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Báo chí có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, nó được coi là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa, đồng thời nó cũng tạo điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin báo chí đúng đắn, chân thực, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng chó chủ định. Báo chí còn giữa vai trò tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể, điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực báo chí, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin báo chí và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển báo chí trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư cho báo chí từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển.

Trong xu thế khách quan của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế, các hoạt động báo chí được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hóa,

đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc già và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống báo chí để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn. Chính vì lẽ đó mà cần tới sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân, vừa tạo nên trật tự quản lý góp phần phát triển xã hội, ổn định an ninh trật tự trong nước và hội nhập quốc tế.

Từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet nước CHDCND Lào, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Có thể nói rằng, tự do báo chí, tự do ngôn luận là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân và Nhà nước luôn có những cơ chế đảm bảo nhu cầu đó. Bên cạnh đó, nhà nước cũng luôn thể hiện vai trò quản lý đối với báo chí. Đây chính là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân.

Mặc dù đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo chí, nhung cho đến nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất, chồng chéo và chưa thể hiện sự bao quát trong điều chỉnh. Trong khi đó, thực tiễn công tác quản lý nhà nước cũng thể hiện nhiều yếu kém trong xây dựng chiến lược phát triển báo chí, thực hiện liên kết quốc tế, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ điều hành báo chí.

Thông qua luận văn, tác giả đã khái quát được những thành tựu và phân tích những bất cập về mặt pháp luật và những yếu kém trong công tác quản lý thực tiễn để từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp nhất.

Tóm lại, quản lý nhà nước đối với báo chí nói chung và hoạt động quản lý nhà nước đối với báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet, nước CHDCND Lào nói riêng cần được tiếp tục nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện từ nhiều góc độ khác nhau, góp phần xây dựng hệ thống giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh. Đồng thời chính quyền địa phương tỉnh Savannakhet cần xây dựng kế hoạch, chiến lược ngắn hạn và dài hạn đối với việc phát triển báo chí trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Trong đó cần thể hiện rõ những quan điểm, mục tiêu, định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể nhằm phát triển sự nghiệp báo chí trên địa bàn tỉnh Savannakhet trong thời gian tới. Việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển báo chí của tỉnh đạt trình độ chuyên nghiệp, hiện đại, nâng cao chất lượng các loại hình báo chí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời, nó còn là cơ sở pháp lý để tỉnh thực hiện quản lý thống nhất hoạt động báo chí theo quan điểm báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và theo quy định của pháp luật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2008),

Nghị quyết về việc giáo dục, y tế, lao động và phúc lợi xã hội và việc thông tin và văn hóa, Kỳ họp thứ VII, Khóa VIII;

2. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần

thứ VII;

3. Báo Savanhphatthana (2013), Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 và

phương hướng, nhiệm vụ năm 2014;

4. Báo Savanhphatthana (2014), Báo cáo tổng kết công tác năm 2014 và

phương hướng, nhiệm vụ năm 2015;

5. Báo Savanhphatthana (2015), Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 và

phương hướng, nhiệm vụ năm 2016;

6. Bộ Thông tin và Văn hóa, nước CHDCND Lào (2008), Bước phát triển

của Bộ Thông tin và Văn hóa;

7. Chanhdalasouk Thavone (2010), Quản lý nhà nước đối với hoạt động

báo chí ở tỉnh Chămpasắc, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính;

8. Đỗ Xuân Hòa (2015), Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên

địa bàn Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia;

9. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hành chính công, NXB Khoa

học Kỹ thuật, Hà Nội;

10. Học viện Hành chính (2008), Giáo trình Hành chính đại cương, NXB

Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội;

11. Học viện Hành chính Quốc gia (2008), Tài liệu bồi dưỡng về Quản lý hành chính nhà nước (chương trình Chuyên viên, phần 2);

12. Khắt Thạ Nam Xẳng Xỉn Xay (2010), Quá trình hình thành và phát triển của thông tấn xã Lào, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền;

13. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luật Báo chí Lào

(2009), Nhà Xuất bản Nhà nước;

14. Sengthong Xayalath (2009), Đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy

quản lý nhà nước về báo chí ở tỉnh Savannakhet nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Quốc gia Lào;

15. Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet (2013), Tổng kết hoạt động

quản lý nhà nước về thông tin và văn hóa của tỉnh Savannakhet năm 2013 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2014;

16. Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet (2014), Tổng kết hoạt động

quản lý nhà nước về thông tin và văn hóa của tỉnh Savannakhet năm 2014 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2015;

17. Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet (2015), Tổng kết hoạt động

quản lý nhà nước về thông tin và văn hóa của tỉnh Savannakhet năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016;

18. Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh Savannakhet (2015), Tổng kết hoạt động

quản lý nhà nước về thông tin và văn hóa của tỉnh Savannakhet 2010 – 2015 và kế hoạch 5 năm 2016 – 2020;

19. Thavisith Laxathiphonsa (2009), Vấn đề phát triển ngành báo chí ở tỉnh Bolykhamxay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Quốc gia Lào;

20. Trần Tuyết Minh (2010), Quản lý nhà nước về báo chí tại tỉnh Bình Phước, Luận văn Thạc sĩ Quản lý Hành chính công, Học viện Hành chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 84 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)