Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 47 - 50)

Savannakhet

2.2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về báochí chí

Muốn quản lý tốt hệ thống thông tin báo chí, trước hế phải tạo ra một hành lang pháp lý thông suốt bằng một hệ thống các văn bản pháp luật chặt chẽ, đầy đủ. Hệ thống chính sách pháp luật là một công cụ hết sức quan trọng giúp cho cơ quan quản lý tăng cường hiệu lực hoạt động. Văn bản pháp luật cao nhất ở nước Lào là Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (năm 1991) có quy định về báo chí “Nhà nước chăm lo cải cách và phát triển công tác thông tin báo chí để hoạt động góp phần trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước” (Điều 23). Để tiếp tục tạo điều kiện cho hoạt động báo chí được thực hành tốt, năm 1993 Bộ Chính trị trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa III đã có Nghị quyết số 36/CT-TƯ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước đối với báo chí trong thời kỳ mới, xuất bản. Việc thông qua những văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí có hiệu quả hơn.

Sau Đại hội Đảng khóa IV, chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tạo cơ hội cho các hoạt động kinh tế - xã hội được thông thoáng hơn, mọi tiềm năng trong xã hội được trỗi dậy, báo chí cũng được phát triển. Nhưng so với nhu cầu của công việc trong điều kiện của thời kỳ đổi mới thì những quy định đó chưa đáp ứng được và có nhiều điều không còn phù hợp, do đó đòi hỏi một đạo luật về báo chí chi tiết hơn, mở rộng hơn. Ngày 25/7/2008, kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa VI đã thông qua Luật Báo chí và ngày 18/8/2008 Chủ tịch nước đã ký sắc lệnh công bố Luật Báo chí nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

- Xác định rõ về nguyên tắc, quy luật và các quy định về tổ chức, hoạt động, sự phát triển, sự quản lý, kiểm tra báo chí để nâng cao vai trò, chất lượng của báo chí và đảm bảo sự thực hành nhiệm vụ và tự do về báo chí của nhân dân, nhằm góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất

nước (Điều 1).

- Báo chí là diễn đàn thông tin gồm các phương tiện thông tin báo chí là

cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, Nhà nước và xã hội để tuyên truyền, giáo dục các chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, động viên tinh thần yêu nước, cung cấp thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật, kiến thức, tiêu khiển cho xã hội, góp phần chống lại hiện tương không tốt trong xã hội… (Điều 2); thể hiện rõ về chính sách của Nhà nước đối với báo chí (Điều 4).

- Xác định rõ đặc tính của báo chí Lào như: tính thực tế, tính giáo dục,

tính tổ chức lãnh đạo và tính chiến đâu (Điều 9); xác định rõ quyền tự do dân chủ của nhân dân Lào về báo chí (Điều 14).

- Nêu rõ và đầy đủ về quyền thông tin và được thông tin của công

dân (Điều 16); quyền và nghĩa vụ cung cấp thông tin (Điều 18); quyền và nghĩa vụ trả lời cải chính (Điều 22, 23); quy định về quảng cáo trên báo chí (Điều 24).

- Quy định đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan chủ quản

báo chí (Điều 28); quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan báo chí và nhà báo (Điều 30 và Điều 37); quy định về điều cấm đối với cơ quan báo chí và nhà báo (Điều 50 và Điều 51).

- Quy định rõ và đầy đủ về cơ quan quản lý báo chí các cấp (Điều 53,

54, 55, 56, 57); quy định cơ quan kiểm tra báo chí (Điều 58); quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan kiểm tra báo chí (Điều 59).

Để tạo điều kiện cho hoạt động báo chí đúng theo pháp luật, đúng định hướng, ngoài Luật Báo chí ra, ngày 15/11/2008 kỳ họp thứ VII, khóa VIII Đại hội Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã có Nghị quyết xem xét, đánh giá và đề ra phương hướng cho hoạt động báo chí.

Tiếp tục hoàn chỉnh và thực hiện Luật Báo chí, ngày 14/01/2009, kỳ họp thứ VII, khóa V Đại hội Ban Chấp hành Ủy ban tỉnh ủy tỉnh Savannakhet đã có Nghị quyết Nghị quyết về hoạt động báo chí và đã xem xét, đánh giá và chỉ đạo về hoạt động này. Nghị định quy định rõ về việc cải cách, nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thông tin theo hướng chuyển sang hiện đại hóa, có tính phấn đấu, tính giáo dục, tính tổ chức lãnh đạo quần chúng và tính thực tế; báo chí là phương tiện thông tin tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, tiếp tục thực hiện kế hoạch xây dựng nền văn hóa có đặc tính nhà nước, nhân dân nhằm khuyến khích người dân yêu nước, yêu chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, có bản lĩnh chính trị, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp trong giai đoạn mới… Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ cho cơ quan báo chí thực hành nghĩa vụ của mình, báo Savanhphatthana phải tạo điều kiện phát hành cho cấc bản trung tâm của các địa phương được đọc báo, có hệ thống loa, xem và nghe được các phương tiện thông tin của tỉnh cũng như của trung ương.

Trong kỷ nguyên thông tin bùng nổ, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, biên giới thông tin giữa các quốc gia bị xóa nhòa do ảnh hưởng của hệ thống thông tin toàn cầu internet. Vì vậy, Thủ tướng ban hành Sắc lệnh số 166/TT ngày 28/11/1997 về tổ chức thiết lập, sử dụng và quản lý mạng internet ở Lào. Để thực hiện Sắc lệnh đó, Bộ Thông tin và Văn hóa cũng ban hành Quy định số 416/TT-VH ngày 21/5/1998 về việc quản lý nội dung và thông tin báo chí trên mạng internet, hệ thống báo chí điện tử của Lào bắt đầu ra đời từ đó.

Trong thời gian qua, các cơ quan báo chí và các nhà báo ở tỉnh Savannakhet đã thực hiện nghiêm túc các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực báo chí và đạt được kết quả khá cao theo nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, mặc dù ở tỉnh Savannakhet chỉ có 3 cơ quan chính hoạt động báo chí của nhà nước nhưng việc thực thi các văn bản pháp luật cũng có nhiều vấn đề vi phạm, chẳng hạn việc cấp, thu hồi thẻ nhà báo chưa thống nhất giữa địa phương và trung ương như còn có trường hợp thẻ nhà báo của một số nhà báo ở địa phương do Bộ Thông tin và Văn hóa cấp, nhiều thẻ nhà báo đã hết hạn nhưng vẫn còn hoạt động, không đáp ứng kịp thời cho hoạt động của báo chí. Theo Quy định số 426/TT-VH ngày 14/9/2001 của Bộ Thông tin và Văn hóa về việc tổ chức và hoạt động của Sở Thông tin và Văn hóa tỉnh, thành phố và khu đặc biệt, theo điều 6 của quy định này, ngành Thông tin lại không làm tất cả theo nhiệm vụ của mình, ngược lại nặng về quản lý và kiểm tra các công cụ nhập khẩu về thông tin đại chúng, cho nên việc xây dựng kế hoạch báo chí, việc quản lý nhà báo không đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, vì phương tiện, ngân sách không đầy đủ để hoạt động báo chí, cho nên hoạt động báo chí nhiều nơi không đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh savannakhet, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)