Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 38 - 39)

quyết định nội dung, thời gian, đối tượng bồi dưỡng; chính quyền trung ương tập trung việc xây dựng, ban hành thể chế, kiểm soát BDCC; (ii) Tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ, vận hành có hiệu lực, hiệu quả; (iii) Năng lực công chức làm công tác quản lý nhà nước về BDCC được nâng cao, chú trọng công tác tham mưu chính sách, thể chế thay vì làm các công việc sự vụ; iv) Chế độ tài chính công triển khai theo mô hình quản lý theo kết quả, hiệu quả thay cho cơ chế cấp phát; v) Phương thức quản lý được hiện đại hóa, tiến tới quản lý trong môi trường số; vi) Nội dung BDCC phải thiết thực, hiệu quả, căn cứ tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm và được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung thường xuyên, với phương thức tổ chức, giảng dạy phù hợp từng đối tượng, chương trình bồi dưỡng.

1.3.2. Mức độ hoàn thiện của thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức công chức

Bao gồm tổng thể các quy tắc do các chủ thể quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, thể chế quản lý nhà nước về BDCC có vai trò định hướng, điều chỉnh, tạo lập môi trường pháp lý cho quản lý nhà nước về BDCC cũng như bản thân hoạt động BDCC vận hành. Vì vậy, mức độ hoàn thiện của thể chế này có tác động lớn đến quản lý nhà nước về BDCC, thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu như:

Một là, nếu thể chế quản lý nhà nước về BDCC có nội dung đồng bộ, thống nhất ngay trong nội tại cũng như đồng bộ, thống nhất với các bộ phận khác của thể chế quản lý công vụ, công chức nói chung đảm bảo cho sự gắn kết chặt chẽ giữa BDCC với các hoạt động khác của quá trình quản lý công chức (tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng, đánh giá…), đáp ứng yêu cầu liên thông giữa đào tạo, bồi dưỡng với quản lý công chức.

Hai là, khi thể chế quản lý nhà nước về BDCC thể hiện được sự phân cấp, phân quyền trong BDCC sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho cơ quan, đơn vị quản

lý, sử dụng công chức trong việc quyết định chương trình, nội dung, phương thức BDCC phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm cũng như yêu cầu riêng, đặc thù của từng bộ/ngành/địa phương. Đồng thời, điều này cũng giúp cho các cơ quan quản lý BDCC ở trung ương tập trung vào hoạch định, kiểm soát chính sách ở tầm vĩ mô thay vì giải quyết các công việc sự vụ về BDCC.

Ba là, tính hiệu quả của thể chế quản lý nhà nước về BDCC thông qua việc xác lập được những chương trình, nội dung bồi dưỡng thiết thực với công chức, bảo đảm, sau khi tham gia khóa bồi dưỡng, công chức có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng được học vào giải quyết công việc thực tiễn cũng như góp phần thay đổi thái độ, hành vi của công chức theo hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của nền công vụ kiến tạo, liêm chính, phục vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)