Đổi mới chương trình, nội dung, phương thức bồi dưỡng cho công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 85 - 88)

chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Xây dựng chương trình, tài liệu phù hợp với tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của công chức là một trong yêu cầu bắt buộc, đồng thời là cơ sở để việc bồi dưỡng đạt được mục tiêu, có hiệu quả thiết thực. Bồi dưỡng công chức nói chung và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng là bồi dưỡng phẩm chất chính trị, kiến thức, kỹ năng quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, do đó chương trình, tài liệu bồi dưỡng cần phải hướng đi sâu vào bồi dưỡng những kỹ năng giải quyết công việc hàng ngày của công chức, từng lĩnh vực quản lý cụ thể.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cần thường xuyên được rà soát, chỉnh sửa, kịp thời cập nhật kiến thức, kỹ năng mới, thời sự (về chính trị, chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước...) của cả nước và địa phương.

Các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước (theo tiêu chuẩn ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý), kiến thức an ninh, quốc phòng nên thiết kế theo các học phần/nhóm chuyên đề (module), trong đó có những học phần/nhóm chuyên đề (module) bắt buộc chung, thống nhất trong phạm vi cả nước, có những học phần/nhóm chuyên đề (module) tự chọn, dùng riêng cho bộ/ngành/địa phương/vị trí việc làm. Điều này làm cho các chương trình bồi dưỡng vừa bảo đảm tính thống nhất, vừa đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng đa dạng của các bộ/ngành/địa phương/vị trí việc làm.

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng phải thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung, biên soạn lại hoặc ban hành mới (Ví dụ: Chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính ban hành năm 2013, sau 5 năm (năm 2018 mới được chỉnh sửa, cập nhật, bổ sung); chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở ban hành năm 2014, năm 2019 mới biên soạn lại; chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp ban hành năm 2014, năm 2020 mới biên soạn lại).

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần tổ chức xây dựng chương trình/module bồi dưỡng chuyên sâu riêng cho công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương (như bồi dưỡng về năng lực phân tích, tổng hợp, tham mưu; phân tích, xây dựng chính sách; năng lực lãnh đạo, quản lý; kỹ năng quản lý trong từng lĩnh vực ở địa phương; kỹ năng xây dựng chính quyền số; quản trị công sở; kỹ năng thực hiện văn hóa công vụ...).

Chương trình, tài liệu bồi dưỡng không chỉ bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cần có ở hiện tại mà còn phải bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cần có trong tương lai. Nội dung tài liệu bồi dưỡng cần có nhiều tình huống liên quan đến các lĩnh vực cần giải quyết thuộc phạm vi chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm đó để học viên phân tích, vận dụng kiến thức đã học xử lý tình huống, có thể áp dụng vào thực tế.

Các chương trình, tài liệu bồi dưỡng không chỉ có mục tiêu trang bị, cập nhật, bổ sung về kiến thức, kỹ năng thực thi chuyên môn, nghiệp vụ, lãnh đạo, quản lý mà còn phải hướng đến bồi dưỡng về văn hóa công vụ, đạo đức công vụ, tinh thần, ý thức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, khát vọng cống hiến cho nền công vụ, tư duy đổi mới sáng tạo trong quản lý nhà nước, quản trị ngành, lĩnh vực, địa phương hướng đến tranh bị cho công chức có tư duy độc lập, sáng tạo, dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm, bám sát thực tiễn, am hiểu thực tế địa phương mà trước hết là thuộc lĩnh vực chuyên môn đang công tác và có khả năng nhanh nhạy trong giải quyết công việc.

Đối với xây dựng chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, triển khai theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án "Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên giai đoạn 2019- 2030", đó là: (i) Xây dựng và hoàn thiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ phù hợp; đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức; (ii) Xây dựng, hoàn thiện các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu thực thi nhiệm vụ công vụ, làm việc trong môi trường quốc tế; (iii) Nghiên cứu, đề xuất các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ chuyên ngành cho cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ theo ngành, lĩnh vực.

Cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung bồi dưỡng là việc đổi mới phương thức bồi dưỡng, thông qua việc đa dạng hóa các phương thức bồi dưỡng. Bên cạnh việc tổ chức khóa học/lớp học bồi dưỡng tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng; linh hoạt trong thời gian (trong giờ/ngoài giờ hành chính).

Cơ quan quản lý nhà nước về BDCC ban hành các quy định/quy chế về bồi dưỡng trực tuyến (online), từ xa...

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức xây dựng các phần mềm, sử dụng các hình thức đào tạo, bồi dưỡng trực tuyến/từ xa để công chức có thể tự lựa chọn những nội dung cần thiết cho bản thân, tự nghiên cứu, học tập, tự bồi dưỡng.

Triển khai các phương pháp bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng, nội dung bồi dưỡng, trong đó, chú trọng đến thảo luận, thực hành, giải quyết tình huống cũng như sự chia sẻ, trao đổi giữa giảng viên với học viên, giữa các học viên với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 85 - 88)