Rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 80 - 84)

chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh

Thứ nhất, đối với thể chế do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành (1) Về quy định quản lý chương trình bồi dưỡng, chứng chỉ bồi dưỡng Như trên đã nêu, thể chế quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức chức hiện được thể hiện trong Luật Cán bộ, công chức (năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2019), Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, Thông tư số 10/2017/TT-BNV, Thông tư số 01/2018/TT-BNV, Thông tư số 36/2018/TT-BTC. Tuy nhiên, như chương 2 đã nêu, các quy định này có những hạn chế, bất cập nhất định. Do vậy, để bảo đảm cho hoạt động BDCC được chủ động, kịp thời, hiệu quả, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng:

- Đối với các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng và an ninh, kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý, sửa đổi Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng Chính phủ quy định về đối

tượng, thời gian bồi dưỡng, chuẩn đầu ra cho mỗi chương trình (mục đích, yêu cầu, kết quả đầu ra), trên cơ sở đó, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng biên soạn chương trình, tài liệu. Điều này vừa giảm thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trong quá trình thẩm định, ban hành chương trình vừa giúp cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kịp thời điều chỉnh, bổ sung chương trình, tài liệu bồi dưỡng và nâng cao trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc biên soạn chương trình, tài liệu.

Đồng thời, các bộ quản lý chuyên ngành ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm để có căn cứ xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho từng vị trí việc làm.

- Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 101/2017/NĐ-CP theo hướng các trường hợp có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên hoặc bằng tốt nghiệp đại học ngành hành chính học/quản lý nhà nước được thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên; thạc sỹ quản lý hành chính công/quản lý công được thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính; tiến sỹ quản lý hành chính công/quản lý công được thay thế cho chứng chỉ bồi dưỡng chuyên viên cao cấp.

(2) Về quy định các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Chính phủ cần quy định cụ thể về tiêu chuẩn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Theo đó, những cơ sở đào tạo tiêu chuẩn do Chính phủ quy định mới được tham gia thực hiện bồi dưỡng công chức. Điều này vừa tạo cơ sở để tiếp tục rà soát, sắp xếp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, vừa làm căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển. Đồng thời, cũng góp phần bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, bảo đảm chất lượng bồi dưỡng. Các tiêu chuẩn chủ yếu được đề xuất là:

(i) Về đội ngũ giảng viên (giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng). Giảng viên cơ hữu tham gia giảng dạy các lớp/khóa bồi dưỡng phải có trình độ đào tạo thạc sỹ trở lên; có chuyên môn phù hợp và am hiểu với lĩnh vực giảng dạy; được bồi dưỡng về kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, phương pháp giảng dạy;

(ii) Về hệ thống chương trình, giáo trình, học liệu phục vụ bồi dưỡng; (iii) Về năng lực nghiên cứu khoa học;

(iv) Về cơ sở vật chất, phòng học, thư viện, trang thiết bị… phục vụ bồi dưỡng. (3) Về kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Nghiên cứu để có các quy định về kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện kiểm định chất lượng bồi dưỡng công chức đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức viên chức (có thể vận dụng như kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo đại học). Việc ban hành quy định và tổ chức thực hiện kiểm định chất lượng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức không chỉ giúp cho cơ sở đó đánh giá được hiện trạng, từ đó, tự mình có các giải pháp nhằm bảo đảm chất lượng bồi dưỡng mà còn là căn cứ để cơ quản lý nhà nhà nước có những điều chỉnh về thể chế quản lý. Mặt khác, kiểm định chất lượng này còn thể hiện được trách nhiệm của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong việc thực hiện các cam kết trước Nhà nước, xã hội về chất lượng bồi dưỡng, minh bạch và minh chứng trước người học về việc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng là địa chỉ tin cậy trong công tác bồi dưỡng công chức.

(4) Về cơ chế tài chính

Sửa đổi quy định về quản lý tài chính phục vụ công tác bồi dưỡng theo phương thức hiện đại, quản lý theo kết quả. Theo đó, Chính phủ/Bộ Tài chính chỉ quy định về nội dung chi cho công tác bồi dưỡng thay vì quy định cả mức trần định mức chi (như trong Thông tư 36/2018/TT-BTC hiện đang thi hành). Điều này giúp cho các bộ/ngành/địa phương chủ động, nâng cao trách nhiệm trong việc cân đối ngân sách cũng như tổ chức thực hiện các định mức chi linh hoạt, phù hợp với từng chương trình, khóa/lớp bồi dưỡng, bảo đảm chi đúng

Nghiên cứu, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình dịch vụ bồi dưỡng công chức làm cơ sở để thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng bồi dưỡng công chức.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về cơ chế tự chủ đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở mức độ tự chủ về tài chính, tăng cường phân cấp và tăng tính chủ động cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

(5) Về hợp tác quốc tế trong quản lý BDCC

Phân cấp nhiều hơn cho địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) trong việc được tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về quản lý BDCC cả về nội dung, chương trình, kế hoạch, nhân sự, tài chính để các địa phương chủ động mở rộng hợp tác quốc tế.

Thứ hai, đối với địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương):

- Trên cơ sở các quy định của Trung ương, các địa phương (Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương) tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý bồi dưỡng công chức ở địa phương nói chung, công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng; có chế độ phù hợp đối với công chức khi được cử tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng; - Xây dựng cơ chế tạo động lực, khuyến khích công chức nói chung, công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng tự học, tự bồi dưỡng, trao quyền và trách nhiệm cho công chức trong việc lựa chọn chương trình, địa điểm, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thời gian tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành quy định về đánh giá quá trình tham gia bồi dưỡng của công chức gắn với việc phân loại, đánh giá, thi đua, khen thưởng hàng năm tại cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao ý thức học tập của công chức; ban hành quy chế phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách về bồi dưỡng công chức .

- Xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của địa phương nói chung, công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng. Việc xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào: (i) Nhu cầu bồi dưỡng của từng vị trí việc làm; ii) Số lượng, chất lượng, cơ cấu và trình độ của đội ngũ công chức hiện có và cần phải có; iii) Chiến lược, mục tiêu, yêu cầu phát triển của địa phương; (iv) Bối cảnh chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương cũng như của cả nước. Kế hoạch bồi dưỡng phải thiết thực, cụ thể, theo tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh, vị trí công tác của công chức.

- Nghiên cứu, chỉ đạo đặt hàng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm, kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phù hợp với nhu cầu thực tế của địa phương trong từng giai đoạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 80 - 84)