dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng là bồi dưỡng cho những người đã được đào tạo ở một trình độ chuyên môn nhất định (thực tế hiện nay, đa số là có trình độ đại học trở lên), đã có những am hiểu, kinh nghiệm nhất định về chính trị, hành chính, quản lý nhà nước và trải nghiệm thực tiễn; được tham gia bồi dưỡng ở những lớp/khóa khác nhau.
Giảng viên giảng dạy các chương trình bồi dưỡng cần phải có được trình độ, phương pháp sư phạm phù hợp để đảm nhiệm được việc bồi dưỡng (truyền tải kiến thức, hướng dẫn, chia sẻ kỹ năng, dẫn dắt học viên giải quyết vấn đề…), thể hiện trên các khía cạnh như: (i) Trình độ chuyên môn; (ii) Kinh nghiệm, trải nghiệm thực tiễn; (iii) Năng lực nghiên cứu khoa học; (iv) Có phương pháp sư phạm/giảng dạy; (v) Có trình độ ngoại ngữ và sử dụng được ngoại ngữ trong nghiên cứu, giảng dạy; (vi) Khả năng sử dụng/ứng dụng khoa học và công nghệ (nhất là công nghệ thông tin), sử dụng các phầm mềm, phương tiện hiện đại để phục vụ việc nghiên cứu, giảng dạy, quản lý học viên; (vii) Có đạo đức nhà giáo.
Bên cạnh đó, giảng viên bồi dưỡng cho công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cần có thêm những yêu cầu sau:
Thứ nhất, am hiểu sâu sắc về hệ thống chính trị ở địa phương, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương (cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền, phương thức, cơ chế vận hành) cũng như về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của từng vị trí việc làm của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân dân tỉnh.
Thứ hai, am hiểu và nắm vững định hướng, chiến lược phát triển của địa phương; thực tiễn cũng như những đặc thù, lợi thế so sánh, thách thức, khó khăn của địa phương (về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, dân
Thứ ba, hiểu biết thực tế công việc của công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (quy trình, quy chế giải quyết công việc; nội dung công việc; yêu cầu, đòi hỏi đối với từng nhiệm vụ); những thuận lợi, khó khăn/thách thức đối với công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Vì vậy, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của các bộ/ngành cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đáp ứng được những yêu cầu trên. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bồi dưỡng giảng viên (về chính trị, quản lý nhà nước) cho giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Đối với các tỉnh, Tỉnh ủy chỉ đạo trường chính trị của tỉnh có chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên của trường.
Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hàng năm có kế hoạch đưa đi đào tạo, bồi dưỡng để giảng viên nâng cao trình độ, kiến thức chuyên môn, trang bị phương pháp giảng dạy, đồng thời bản thân từng giảng viên phải có kế hoạch tự học tập, nghiên cứu thực tế để nâng cao trình độ của mình; tổ chức các hoạt động thẩm định bài giảng, giờ giảng, thao giảng, dự giờ… để từ đó, đánh giá được phần nào chất lượng giảng dạy của giảng viên, làm căn cứ cho việc một cách toàn diện về nội dung giảng dạy, phong cách, phương pháp sư phạm...để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
Các cơ sở, đào tạo bồi dưỡng cũng cần có kế hoạch để xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên, báo cáo viên thỉnh giảng, kiêm nhiệm và xem đây là nguồn nhân lực để tham gia giảng dạy, bồi dưỡng các chuyên đề/học phần/module về kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho công chức theo vị trí việc làm.
Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm tăng cường quản lý chất lượng đội ngũ giảng viên, bảo đảm việc tuân thủ chương trình, nội dung bồi dưỡng, kỷ luật, kỷ cương trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng; có biện pháp phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng.
Nhà nước cần nghiên cứu, ban hành hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cũng như với giảng viên, báo cáo viên thỉnh giảng một cách thỏa đáng nhằm thu hút được những người tài giỏi tham gia công tác bồi dưỡng.