ban nhân dân tỉnh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh
Công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh là nhân lực trực tiếp đảm nhiệm công tác nghiên cứu, tham mưu về quản lý nhà nước hoặc trực tiếp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước ở địa phương. Do vậy, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực thực thi công vụ của đội ngũ công chức này là yếu tố chủ quan quyết định chất lượng tham mưu chính sách, thể chế, tổ chức thực thi chính sách, thể chế quản lý nhà nước ở địa phương. BDCC giúp cho công chức nói chung, công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nói riêng kịp thời được cập nhật những kiến thức, kỹ năng cần thiết về quản lý nhà nước ở hiện tại và tương tai, bổ khuyết những những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ, nhiệm vụ, bảo đảm cho công chức có được năng lực phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Đồng thời, từ nguyên tắc "Đảng lãnh đạo công tác cán bộ", "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng", do vậy, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành BDCC phải là nhiệm vụ quan trọng, khách quan, thường xuyên của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, có ý nghĩa quan trọng, góp phần trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của công chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.
Tỉnh ủy lãnh đạo, bảo đảm gắn chặt giữa bồi dưỡng với tạo nguồn, quy hoạch, bổ nhiệm, sử dụng công chức lãnh đạo, quản lý; có những định hướng,
yêu cầu về cơ chế quản lý, nội dung, chương trình, chất lượng bồi dưỡng phù hợp với chiến lược cán bộ, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; quyết định cử công chức lãnh đạo, quản lý cấp sở tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng theo thẩm quyền, bảo đảm "Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và đẩy mạnh thực hiện luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị để rèn luyện qua thực tiễn ở các lĩnh vực, địa bàn khác nhau" {2}.
Ủy ban nhân dân tỉnh đưa nội dung quản lý nhà nước về BDCC vào trong chương trình, kế hoạch của cả nhiệm kỳ và hàng năm; chỉ đạo xây dựng kế hoạch BDCC sát hợp với nhu cầu thực tế của tỉnh, trực tiếp phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, xây dựng chính quyền, đổi mới quản lý nhà nước cũng như phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; kiểm tra, đánh giá chất lượng BDCC của tỉnh.
Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm nắm bắt nhu cầu BDCC của công chức thuộc cơ quan mình và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về hiệu quả bồi dưỡng công chức thuộc quyền quản lý.