Đổi mới, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền đố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 77 - 80)

Nhận thức có vai trò quan trọng quyết định đến việc xây dựng, hoạch định, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách, thể chế quản lý nhà nước và là tiền đề chủ quan quyết định hiệu lực và hiệu quả thực thi công vụ. Do vậy, để bảo đảm quản lý nhà nước về BDCC có những chuyển biến thực sự, đòi hỏi phải đổi mới về nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ, công chức mà trước hết là lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh về vai trò, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng, bởi vì đây là những chủ thể trực tiếp xây dựng, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách, kế hoạch, quy hoạch...liên quan trực tiếp đến bồi dưỡng công chức. Hiện nay, còn có một số lãnh đạo, quản lý các cấp chưa thực sự coi trọng hoạt động bồi dưỡng như là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ hoặc chưa nhận thức đúng, đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng. Từ đó, chưa chú trọng đến công tác quản lý bồi dưỡng công chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

Vì vậy, để hoàn thiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, trước tiên phải đổi mới, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền. Thống nhất trong nhận thức cũng như trong lãnh đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về tính đặc thù của hoạt động bồi dưỡng. Các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức chủ động thực hiện theo cơ chế mở có tính cạnh tranh đồng thời đảm bảo được sự chủ động của công chức trong việc lựa chọn tham gia những chương trình bồi dưỡng phù hợp với đặc thù công tác, vị trí việc làm của công chức.

Tổ chức quán triệt về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cho cấp ủy; đề cao trách nhiệm của các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh đối với quản lý nhà nước về BDCC nói chung và bồi dưỡng công chức trong chính cơ quan sở nói riêng. Cần xác định BDCC không chỉ để hoàn thiện tiêu chuẩn vị trí việc làm mà đây được xem là một trong yếu tố bảo đảm cho phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ, năng lực thực thi công vụ của công chức được phát triển một cách bền vững.

mệnh, vai trò, trách nhiệm, vinh dự của vị trí công chức. Từ đó, mỗi công chức chủ động, tự giác trong việc tham gia các khóa/lớp bồi dưỡng cũng như tự học hỏi, nghiên cứu, tự bồi dưỡng. Cấp ủy, chính quyền cần tạo ra được sự đam mê, nhiệt huyết, sáng tạo, trách nhiệm trong mỗi công chức khi tham gia vào quá trình bồi dưỡng.

Đổi mới tư duy quản lý nhà nước về BDCC, theo đó, quản lý nhà nước về BDCC cần điều chỉnh hoạt động sao cho:

(i) Chuyển hướng bồi dưỡng từ nặng về cung cấp kiến thức, lý luận sang bồi dưỡng năng lực gắn với từng vị trí việc làm. Chương trình, tài liệu, cơ sở vật chất, phương pháp giảng dạy cần hướng đến quá trình tương tác, trao đổi, chia sẻ giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với học viên. Tài liệu bồi dưỡng là cẩm nang cho học viên trong giải quyết các tình huống; nội dung bồi dưỡng thiết thực, xuất phát từ thực tế địa phương, thực tế nhiệm vụ, công vụ được giao; tạo những điều kiện tốt nhất cho việc học tập, nắm bắt những nhu cầu, nguyện vọng của học viên cũng như những phản hồi từ phía người học sau khi tham gia các khoá bồi dưỡng. Có như vậy, hoạt động bồi dưỡng mới thực sự đem lại hiệu quả cao; những kiến thức, kỹ năng mà người học được cung cấp mới được áp dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn công việc.

Bảo đảm nguyên tắc bồi dưỡng phải gắn với quy hoạch, sử dụng. Công chức được bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; định kỳ được bồi dưỡng để cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ, tạo cơ sở cho việc, sau khi kết thúc khoá bồi dưỡng, công chức vận dụng được ngay vào hiện tại cũng như trong tương lai.

(ii) Bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cần đặt trong tổng thể yêu cầu của nhiệm vụ về chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương cũng như của cả nước, gắn chặt với đổi mới hệ thống chính trị, cải cách hành chính nhà nước bởi đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, các nội dung cải cách khác cũng đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi việc bồi dưỡng công chức phải là công việc lâu dài và liên tục. Đây là định hướng có ý

nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước về BDCC. Đó không chỉ là vấn đề nhận thức về hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở lý thuyết, mà còn cần được thực hiện tốt trong thực tiễn. Những kiến thức, kỹ năng hiện tại mà công chức có được chỉ có thể phần nào đáp ứng cho công việc hiện tại. Khi có sự thay đổi của thực tiễn, những kiến thức, kỹ năng đó sẽ không còn phù hợp. Bồi dưỡng liên tục là cách để công chức trau dồi, rèn luyện, bổ sung trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực thi nhiệm vụ, công vụ, đáp ứng nhu cầu thực tế và đúng với quy định của pháp luật. Mỗi công chức không phải chỉ qua bồi dưỡng một lần mà cần được thực hiện thường xuyên trong cuộc đời công vụ của mỗi người, bởi mục đích của bồi dưỡng chính là bù đắp, bổ sung những thiếu hụt về kiến thức, trình độ chuyên môn hoặc cung cấp kiến thức, kỹ năng mới, hiện đại cho công chức.

Nhận thức bồi dưỡng là công việc làm lâu dài và liên tục không chỉ cần ở các nhà quản lý, lãnh đạo, những người làm công tác quản lý cán bộ, công chức mà bản thân từng công chức cũng phải nhận thức rõ và thực hiện nghiêm túc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh từ thực tiễn tỉnh an giang (Trang 77 - 80)