chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang
Năng lực tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức của tỉnh An Giang đáp ứng được cơ bản nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện qua việc, trong những qua, các kế hoạch hàng năm về bồi dưỡng công chức (trong đó có bồi dưỡng công chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh) về cơ bản đạt kế hoạch. Sở Nội vụ đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc xây dựng, ban hành kế hoạch bồi dưỡng công chức hàng năm. Sở Nội vụ, các sở tham mưu kịp thời trong việc cử công chức tham gia các khóa bồi dưỡng. Công tác thống kê, báo cáo được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Các chế độ, chính sách liên quan đến BDCC được cơ quan quản lý, sử dụng công chức giải quyết theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, thực tế cho thấy, quá trình tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức cũng bộc lộ những thiếu hụt, đó là:
- Việc xây dựng kế hoạch BDCC chưa gắn chặt với công tác quy hoạch, tạo nguồn cho các vị trí lãnh đạo, quản lý, với mục tiêu, yêu cầu nâng cao năng lực thực thi công vụ cho đội ngũ công chức, trong đó có công chức thuộc Sở; kế hoạch BDCC thiếu tính dài hạn, còn bị động.
- Chưa tham mưu, chỉ đạo xây dựng mạng lưới liên kết giữa tỉnh với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước (nhất là với các cơ sở lớn như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh…), các viện nghiên cứu hàng đầu trong và ngoài nước để thu hút các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu vào quá trình BDCC cho đội ngũ công chức của tỉnh.
- Chưa xây dựng được những chương trình BDCC có tính chất chuyên đề/đặc thù gắn với việc phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Ví dụ, theo Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh giai đoạn 2016- 2020 và định hướng đến năm 2025 (Chương trình 09- CTr/TU, ngày 05/12/2016), đã đặt mục tiêu đến năm 2020, có khoảng 1200 lượt cán bộ, công chức, viên chức từ cấp xã đến tỉnh được nâng cao nhận thức, trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực du lịch, phát triển kinh tế du lịch; 80% viên chức trực tiếp giảng dạy và cán bộ quản lý các chuyên ngành du lịch thuộc Trường Đại học An Giang, Trường Cao đẳng nghề An Giang, Trường trung cấp nghề Châu Đốc đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu đào tạo du lịch). Song trong thực tế, việc này đã chưa được chú trọng và chưa đạt được mục tiêu đề ra.
- Việc kiểm soát chất lượng các hoạt động BDCC chưa được thực hiện thường xuyên với những hình thức phù hợp, chủ yếu do các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tự đánh giá; chưa có được những hoạt động khảo sát, rà soát, đánh giá tổng thể chất lượng BDCC trong toàn tỉnh cũng như BDCC cho công chức thuộc Sở.