Một số bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về dịch vụ du lịc hở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

1.3.3. Một số bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về dịch vụ du lịc hở

Từ thành công và hạn chế trong công tác QLNN về dịch vụ du lịch của hai địa phương Nha Trang và Hải Phòng, có thể rút ra một số kinh nghiệm cho thành phố Hà Nội như sau:

- Một là, phải xây dựng được quy hoạch tổng thể để phát triển các dịch vụ du lịch cho thời gian dài, hợp lý; có chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch phát triển vững chắc.

Để phát triển hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch, chính quyền thành phố cần

phải đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng quy hoạch dài hạn. Công tác này thực hiện tốt sẽ gia tăng những lợi ích từ các dịch vụ du lịch cho cộng đồng, doanh nghiệp và giảm thiểu những tác động tiêu cực mà hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch có thể gây ra. Thực hiện công tác này tốt sẽ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, khắc phục những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Ngoài ra, việc lập chiến lược, kế hoạch và các chính sách khai thác tiềm năng dịch vụ du lịch tại Hà Nội sẽ thiết lập được các mục tiêu và tìm ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu đó; tạo sự thống nhất trong phát triển hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch tổng thể của thành phố, thiết lập các mối liên kết giữa hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch với hoạt động của các ngành kinh tế khác; đưa ra những định hướng cơ bản về quy mô phát triển dịch vụ du lịch.

- Hai là, ban hành các chính sách để đa dạng hóa các dịch vụ du lịch, đồng thời tạo ra các dịch vụ du lịch đặc thù của địa phương để thu hút du khách. Việc đa dạng hóa các dịch vụ du lịch và tạo ra dịch vụ du lịch đặc thù của địa phương sẽ thu hút nhiều du khách đến với Hà Nội. Do đó, chính quyền thành phố cần tạo điều kiện

và có các chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ du lịch được phát triển đa dạng, phong phú các dịch vụ du lịch, tạo ra dịch vụ mới mang tính đặc thù.

- Ba là, hoàn thiện bộ máy QLNN về dịch vụ du lịch và quan tâm đến việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong cung ứng dịch vụ du lịch. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan tham mưu về quản lý dịch vụ du lịch. Để cơ quan này phát huy được vai trò, thể hiện tốt chức năng của mình trong công tác QLNN về dịch vụ du lịch, cần phải quan tâm đến công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, áp dụng các hình thức điều động, luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ có điều kiện tiếp cận thực tiễn, đồng thời cần phải thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu với các địa phương, tỉnh bạn để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, tổ chức điều hành hoạt động cung ứng các dịch vụ du lịch. Coi trọng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn, kiến thức về cung cấp dịch vụ du lịch đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của du lịch trong HNQT.

- Bốn là, làm tốt công tác tuyên truyền, xúc tiến các dịch vụ du lịch, và đẩy mạnh sự liên kết, hợp tác giữa các địa phương, các vùng, các doanh nghiệp để phát triển đa dạng hóa các dịch vụ du lịch. Có thể nói, làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá dịch vụ du lịch là một trong những kinh nghiệm quan trọng để thúc đẩy phát triển cung cấp đa dạng hóa dịch vụ du lịch phát triển. Mục đích của tuyên truyền, xúc tiến dịch vụ du lịch là nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm của dịch vụ du lịch của địa phương đến với du khách và tìm kiếm thị trường tiềm năng, từ đó thu hút khách đến tham quan nhiều hơn. Ngoài ra, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý đối với công tác này. Trong bối cảnh HNQT hiện nay, QLNN về dịch vụ du lịch phải coi trọng sự liên kết, hợp tác với các địa phương, vùng, các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp các dịch vụ du lịch để hỗ trợ, bổ sung cho nhau, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch. Liên kết càng chặt chẽ, bền vững càng làm tăng sức mạnh tổng hợp, nâng cao sức cạnh tranh và càng mở rộng khả năng thu hút khách.

- Năm là, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch. Qua thực tiễn QLNN về dịch vụ du lịch ở hai địa phương trên cho thấy, cùng với sự phát triển nhanh của các dịch vụ du lịch thì các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch cũng nảy sinh và phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực, giúp hoạt động cung cấp các dịch vụ du lịch phát triển lành mạnh.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Nội dung chương 1 nói về cơ sở lý luận chung đối với QLNN về dịch vụ du lịch, bao hàm các khái niệm chung về QLNN, khái niệm về du lịch và dịch vụ du lịch. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài luận văn. Đánh giá, phân tích nội dung của QLNN về dịch vụ du lịch. Qua đó, hiểu được các khái niệm, vai trò và trách nhiệm của các chủ thể QLNN về dịch vụ du lịch, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dịch vụ du lịch là yếu tố cấu thành lên chất lượng du lịch.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)