Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 95)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.4.1. Những kết quả đạt được

Đánh giá chung về hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội được thể hiện tập trung nhất qua đánh giá chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của du khách và các đối tượng, lĩnh vực liên quan đối với quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch.

2.4.1.1. Kết quả đạt được trong tham mưu, hoạch định phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội xác định dịch vụ du lịch là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, và đã xác định được các ưu tiên trong phát triển dịch vụ du lịch mũi nhọn, xây dựng các quy hoạch, nghị quyết, kế hoạch khả thi, sát thực để phát triển.

Theo báo cáo của Sở Du lịch thành phố, trong năm 2018, Sở đã tích cực tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3409/QĐ-UBND ngày 04/7/2018 về việc công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực dịch vụ du lịch thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Du lịch Thành phố Hà Nội; Xây dựng báo cáo sơ kết hai năm thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU và đề xuất thực hiện thành lập Ban Chỉ đạo và Kế hoạch của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 06 -NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển các dịch vụ du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp; Phương án giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các huyện Mỹ Đức, Đông Anh, Quốc Oai, Ba Vì, Thanh Trì, Thường Tín, Đan Phượng, Ứng Hòa, Thanh Oai và thị xã Sơn Tây; Báo cáo kết quả chương trình hợp tác quảng bá thành phố Hà Nội với Mạng tin tức truyền hình cáp CNN giai đoạn 2017 – 2018. Tham mưu ban hành Quyết định phê duyệt Đề cương đề án “Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng và làng dệt lụa Vạn Phúc”…

Sở Du lịch đã chủ động tham mưu cho Thành phố ban hành các cơ chế, chính sách làm cơ sở cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ du lịch được thuận lợi, thông thoáng. Thường xuyên rà soát, tham mưu công tác cải cách, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong thực hiện chế độ một cửa, một cửa liên thông, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong việc cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vu du lịch.

2.4.1.2. Kết quả trong xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về dịch vụ du lịch trên địa bàn

Hà Nội đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều cuộc tuyên truyền, phổ biến, vận động thực hiện pháp luật, chính sách về du lịch trên địa bàn. Nhờ đó, các

cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân và du khách hiểu rõ hơn pháp luật, chính sách về chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn.

Thành phố đã tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển dịch vụ du lịch trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND Thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Thành ủy Hà Nội về phát triển dịch vụ du lịch Thủ đô giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo.

Hà Nội tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển dich vụ du lịch hiệu quả, bền vững, như với Cục Thống kê và các đơn vị liên quan tiến hành khảo sát khách du lịch đến Hà Nội và đánh giá

tác động của du lịch đối với kinh tế Thủ đô; phối hợp với Viện nghiên cứu phát

triển kinh tế - xã hội Hà Nội tiến hành thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm 2018 – 2019 nhằm xây dựng bộ dữ liệu của ngành làm cơ sở khoa học phục vụ công tác quản lý và định hướng phát triển dich vụ du lịch.

Sở cũng đã chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông; VNPT; các đơn vị truyền thông công nghệ trong việc xây dựng và triển khai thực hiện nâng cấp và duy trì trang thông tin điện tử của Sở Du lịch Hà Nội ( Sodulich.hanoi.gov.vn) phục vụ du khách đảm bảo tính tiện ích, hấp dẫn, liên kết thông tin và khả năng tương tác cao chất lượng, hiệu quả.

Công tác cấp phép và giải quyết thủ tục hành chính được tiến hành nhanh chóng, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến ngày 28/12/2018, đã thẩm định, công nhận hạng: 05 khách sạn 3 sao; 02 khách sạn 2 sao; 04 Khách sạn 1 sao; 10 Cơ sở ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; 01 Trung tâm thương mại cung cấp các dịch vụ mua sắm, ăn uống, vui chơi giải trí, TDTT đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch; Thẩm định 27 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; 04 hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn giấy phép văn phòng đại diện du lịch nước ngoài tại Hà Nội; 05 hồ sơ đề nghị công nhận điểm du

lịch; Cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ HDV du lịch quốc tế: 839 thẻ; Cấp mới, cấp đổi, cấp lại thẻ HDV du lịch nội địa: 416 thẻ. Phối hợp với Tổng cục Du lịch thẩm định 08 khách sạn đề nghị công nhận hạng 5 sao. 5 khách sạn, khu căn hộ du lịch 4 sao.

2.4.1.3. Kết quả tổ chức thực hiện phát triển dịch vụ du lịch:

a, Hà Ni luôn chú trng vào công tác xây dng môi trường kinh doanh trong hot động cung ng dch v du lchđể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với những biến đổi của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Sở đã xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp công tác với Công an Thành phố, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị chuyên môn của Bộ Công an và các ngành chức năng của Thành phố thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố, kịp thời ứng phó với những hiện tượng bất thường, tác động tiêu cực trong môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch như: kiểm tra phòng ngừa tình trạng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn viên du lịch trái phép, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, do đó đã hạn chế việc người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực du lịch không đúng quy định; ngăn chặn xử lý tình trạng chèo kéo, bắt chẹt, ép giá... đối với khách du lịch trên địa bàn thành phố, nhất là những địa bàn, điểm đến du lịch trọng điểm, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch đến với Thủ đô Hà Nội.

b, Công tác xây dng môi trường t nhiên trong hot động cung ng dch v du lch đang được tập trung như trang trí, xây dựng, cải tạo cảnh quan trụ sở, nhà ở, nhà hàng, cửa hiệu, đường phố… thành vườn hoa, tiểu cảnh đặc sắc để khách du lịch tham quan, chụp ảnh lưu niệm; chú trọng tham mưu công tác đánh giá tác động môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường được ưu tiên hàng đầu và là điều kiện tiên quyết để phê duyệt các chiến lược, quy hoạch, dự án; tổ chức tuyên truyền, lồng ghép công tác bảo vệ môi trường trong các hoạt động của ngành. Vì vậy nhiều khách sạn, đã thông báo với khách lưu trú lưu ý việc sử dụng tiết kiệm điện, nước; có ý thức hạn chế việc thay mới các đồ khăn, chăn, ga, gối để tránh giặt và sử dụng

chất tẩy rửa quá nhiều không thật cần thiết; hoặc quan tâm việc lắp đặt, sử dụng các trang thiết bị và dụng cụ tiết kiệm điện năng, sử dụng các nguồn năng lượng sạch.

c, Công tác xây dng môi trường văn hóa trong hot động kinh doanh dch v du lch cũng đang được Sở Du lịch tiến hành thường xuyên, hiệu quả đối với cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch cũng như với các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch; cộng đồng và khách du lịch tham gia hoạt động trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ du lịch. Hiện 100% cán bộ, công chức, người lao động của Sở cam kết thực hiện nghiêm túc các quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố. Sở đã phối hợp với VNPT Hà Nội triển khai đầu số hỗ trợ tư vấn, giải đáp thông tin du lịch Hà Nội qua tổng đài 1800556896. Trong năm 2018, Bộ phận thông tin – hỗ trợ khách du lịch đã tiến hành hỗ trợ, cung cấp thông tin cho 10.749 lượt khách du lịch về: tuyến điểm du lịch, giải đáp thông tin khách sạn, bến xe bus.

Sở Du lịch đã cụ thể hóa các nội dung của Quy tắc ứng xử nơi công cộng để xây dựng 10 điều nên và không nên làm khi tham gia hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch dành cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ dịch vụ du lịch và 10 điều nên và không nên làm dành cho khách khi đi du lịch qua việc đăng tải, in ấn và phát hành đặt tại các quầy hỗ trợ khách du lịch, lễ tân và phòng lưu trú khách sạn; các phương tiện vận chuyển du lịch, các đơn vị lữ hành, hướng dẫn viên…để tuyên truyền, hướng dẫn, định hướng cho các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và du khách các hành vi ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch nhằm góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành điểm đến “ An toàn – Thân thiện – Chất lượng – Hấp dẫn”.

d, Ci thiên và nâng cao cht lượng dch v du lch ti các đim đến đã được Thành phố quan tâm, chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp phát triển du lịch, xây dựng và nâng cấp nhiều sản phẩm du lịch như: triển khai chương trình trồng một triệu cây xanh, chỉnh trang đô thị, tạo cảnh quan sạch đẹp, đồng bộ một số tuyến phố văn minh xanh, sạch, đẹp; tổ chức ra quân đảm bảo trật tự giao

thông đô thị, xử lý lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; tiếp tục tham mưu triển khai duy trì tổ chức các hoạt động trong không gian đi bộ khu vực Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, hoạt động phố sách Hà Nội, Tháng khuyến mại du lịch... để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Sở đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố trong công tác xây dựng điểm đến du lịch tại các địa phương mà tập trung chính vào nội dung: Phối hợp trong công tác tham mưu, đề xuất, báo cáo Thành ủy, HĐND, UBND trong việc xin chủ trương đầu tư xây dựng và thực hiện các dự án, chương trình phát triển du lịch ở địa phương; kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược tham gia phát triển du lịch; rà soát, thống kê các sản phẩm làng nghề tiêu biểu, điểm di tích lịch sử, văn hóa để lập kế hoạch tập trung đầu tư phát triển 01 – 02 sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương; xây dựng videoclip, giao diện ảnh 360 độ, chuẩn hóa các bài thuyết minh về địa danh, làng, nghề, sản phẩm làng nghề của địa phương để giới thiệu, quảng bá cho các doanh nghiệp du lịch và du khách; tổ chức các đoàn FAM đưa các doanh nghiệp du lịch về khảo sát dịch vụ nhằm xây dựng tour, tuyến du lịch (FAM Nhật và Châu Âu); phối hợp xây dựng mạng lưới bộ phận hỗ trợ khách du lịch, thiết lập đường dây nóng, xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên tại các điểm du lịch trọng điểm. Phối hợp tổ chức các hoạt động lễ hội du lịch làng nghề truyền thống; các lễ hội truyền thống tại các địa phương để quảng bá du lịch tại chỗ; lựa chọn các món ẩm thực tiêu biểu ở một số địa phương đưa vào sách cẩm nang du lịch và đưa đi các hội chợ du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu cho du khách gần, xa. Nâng cấp một số tuyến, điểm du lịch hiện có để kết nối với doanh nghiệp du lịch đưa khách đến tham quan, trải nghiệm. Lựa chọn làm điểm hỗ trợ xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch một số điểm du lịch đặc trưng như Cổ Đô, Ba Vì; Vân Từ, Phú Xuyên; Vạn Phúc, Hà Đông; Bát Tràng, Gia Lâm; làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây; Hoàng Thành Thăng Long; phố cổ, phố cũ. Trong năm, Sở đã phối hợp với VietnamAirlines tiếp tục tổ chức các hoạt động văn hóa-du lịch tại khu vực không gian phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm và phụ cận.

Sở Du lịch đã tiến hành làm việc với một số đơn vị, doanh nghiệp về xây dựng sản phẩm tour du lịch mới; trao đổi các thông tin về số lượng, thị hiếu, nhu cầu, mức chi tiêu... của thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và khách du lịch Việt Nam đi du lịch nước ngoài; với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hiệp hội du lịch Hà Nội, Hiệp hội làng nghề Việt Nam tổ chức các hoạt động phát triển, giới thiệu sản phẩm du lịch chất lượng cao đến du khách trong nước và Quốc tế. Hỗ trợ

các đơn vị nghệ thuật của Thành phố duy trì các hoạt động biểu diễn nghệ thuật

truyền thống tại các điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố, như tại làng nghề Vạn Phúc, Khu vực Hoàng Thành Thăng Long,... nhằm thu hút khách du lịch và nâng cao chất lượng điểm đến.

Trong năm 2018, Sở đã phối hợp với các Sở ngành, địa phương liên quan, tích cực tham mưu cho UBND Thành phố đôn đốc tiến độ các dự án đầu tư xây dựng sản phẩm du lịch tiêu biểu như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi Kim Quy đạt tiêu chuẩn quốc tế; dự án xây dựng Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh; các khu công viên, vui chơi giải trí, hồ điều hòa; các cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp 4 - 5 sao. Cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội khảo sát mô hình nông nghiệp sạch gắn với phát triển du lịch tại các huyện: Thanh Trì, Ứng Hòa, Ba Vì.

Hoạt động khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch nhằm kết nối xây dựng mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch cũng rất được Sở quan tâm, chú trọng, cụ thể: Trong khuôn khổ chương trình Lễ hội Hoa Ban, Sở đã phối hợp với các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Nghệ An cùng các doanh nghiệp du lịch lữ hành Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát tuyến điểm du lịch tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Nghệ An – Việt Nam và Luangprabang, Xiengkhuang – Lào; Đoàn Famtrip Hà Nội tiến hành khảo sát, xây dựng sản phẩm du lịch tại tỉnhVĩnh Long, Sóc Trăng, Bà Rịa – Vũng Tàu; Xây dựng Kế hoạch tổ chức khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch tại các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội , theo định kỳ hàng tháng 1 lần, bắt đầu thực hiện từ 01/4 đến 31/12/2018, trong năm đã tổ chức đoàn Farmtrip tiến hành khảo sát tại các huyện: Mỹ Đức, Sóc Sơn, Thường Tín, Thạch Thất, Ba Vì, tòa nhà Quốc hội, Phú Xuyên, Mê Linh và Thanh Oai.

Sở cũng đã cập nhật danh sách các điểm mua sắm, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ sở ẩm thực đạt tiêu chuẩn lên bản đồ mua sắm Thành phố để phục vụ khách du lịch tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực, du lịch, giải trí trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 81 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)