Một số kết quả đạt được thời gian qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 66)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.2.1. Một số kết quả đạt được thời gian qua

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch; kế thừa và phát huy hiệu quả công tác quản lý và phát triển sự nghiệp du lịch trong những năm qua; với sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ quản lý và các doanh nghiệp hoạt động

dịch vụ du lịch của các sở, ban, ngành, đoàn thể của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân và du khách trong nước và quốc tế, dịch vụ du lịch Hà Nội đã có được một số kết quả thực hiện phát triển dịch vụ du lịch như sau:

a, Thng kê s lượng khách du lch đến vi Hà Ni

- Năm 2018, Thành phố đón 26,31 triệu lượt khách, tăng 10,4%, trong đó: Khách du lịch quốc tế đến Hà Nội đạt 6,005 triệu lượt khách, tăng 21,3%. Khách du lịch nội địa đạt 20,296 triệu lượt khách, tăng 7,5%; so với năm 2017, điều này dẫn đến công suất sử dụng dịch vụ buồng phòng bình quân của cơ sở lưu trú, khách sạn đạt 64,86%, tăng 2,58 % so với cùng kỳ năm 2017.

- Tổng thu từ khách du lịch đạt 77.480 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018, thị phần của khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm 38,75% so với tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam; Về cơ cấu các thị trường khách du lịch đến Hà Nội: khách từ các quốc gia Châu Á chiếm trên 60%, Châu Âu chiếm gần 24%, Châu Mỹ chiếm 9%, Châu Úc chiếm khoảng 5,5% và Châu Phi chiếm khoảng 0,5% trên tổng khách quốc tế đến Hà Nội.

- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước; quản lý nghề, bồi dưỡng

kiến thức về dịch vụ du lịch cho nhân lực trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ, điểm du lịch và cán bộ quản lý du lịch đạt 85%.

(Vui lòng xem chi tiết số lượng khách du lịch đến Hà Nội từ năm 2017-2018 tại bảng 2.2 của phụ lục 01)

b, Thống kê các cơ sở lưu trú của Hà Nội

Các cơ sở lưu trú của Hà Nội đạt tiêu chuẩn 5 sao có 16 cơ sở, xếp số lượng cao nhất so với các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, Hà nội có nét đẹp đặc trưng của thành phố cổ kính, trải qua bao thăng trầm của lịch sử dẫn đến việc cung ứng DVDL về cơ sở lưu trú cũng được đa dạng và độc đáo, khác biệt so với tất cả các

địa phương khác trong cả nước. Đây là điểm thuận lợi, giúp các du khách có nhiều

sự lựa chọn khi đến với Hà Nội, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng từ phân khúc cao cấp, đến phân khúc bình dân. Theo kết luận của Sở văn hóa, thể thao và du

lịch trong các cuộc họp về phát triển tiềm năng DVDL tại địa bàn Hà Nội trong năm 2018, Hà nội sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp các cơ sở lưu trú đảm bảo an toàn về an ninh, sức khỏe, sạch đẹp đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của du khách.

(Vui lòng xem chi tiết số liệu thống kê tại bảng 2.1 trang tiếp theo)

Bảng 2.1 Hệ thống các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hà Nội tính đến hết tháng 5/2018 STT HẠNG SAO SỐ KS SỐ PHÒNG 1 5 sao 16 5.107 2 4 sao 17 2.505 3 3 sao 35 2.392 4 2 sao 133 4.777 5 1 sao 352 6.645 6 TCTT 0 0 A Tổng số KS đã xếp hạng 553 21.426 B Khu căn hộ du lịch 7 1.081 Cao cấp 6 1.001 Đạt chuẩn 1 16 Ngun: S Du lch Hà Ni

c, Doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển và hướng dẫn viên du lịch tính đến 5/2018

-Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 1094 doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển đã đăng ký trong đó:

 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế: 894 DN

 Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: 200 DN đã đăng ký KDLH, trên khoảng gần 1000 doanh nghiệp có ĐKKD;

 Doanh nghiệp vận chuyển: 79 (DN vận chuyển ô tô, đường thủy, xe điện, xích lô…);

 Hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ: 6.697 người, HDV quốc tế: 4.300 người, HDV nội địa: 2.397 người.

d, Kết quảđạt được thông qua các dự án đầu tư về DVDL

Nhận định được xu hướng phát triển của thế giới, các vùng lân cận liên quan đến cung ứng các DVDL, cũng như đáp ứng được nhu cầu ngàng càng tăng của các du khách, Cơ quan QLNN về DVDL tại Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng các chính sách pháp luật thu hút đầu tư để đa dạng hóa các cơ sở cung cấp DVDL, đáp ứng được chất lượng, giá về các DVDL cho du khách. Cụ thể, tại các địa bàn như Ba Vì, Sóc Sơn liên tiếp đầu tư các khu resort cao cấp, thiết kế các dịch vụ du lịch sinh thái dựa trên thế mạnh của địa phương và nhu cầu khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng của đông đảo du khách trong và ngoài nước.

(Vui lòng xem chi tiết tại bảng 2.3 Tổng hợp dự án đầu tư phát triển dịch vụ

du lịch vui chơi giải trí của PL01)

e, Kết quảđạt được từ việc cung cấp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch

Trong các năm gần đây nắm bắt được xu hướng của du khách, TP.Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt các cơ quan chức năng thực hiện hướng dẫn, quy hoạch các cơ sở cung ứng DVDL trên khắp địa bàn Hà Nội. Theo đó, việc cung ứng DVDL được phân bổ và quy hoạch dựa trên tiềm năng của từng địa phương, đi cùng với các chính sách pháp luật được ban hành thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư tham gia lĩnh vực cung ứng DVDL. Theo thống kê tại bảng 2.4 của PL01, các địa phương

tại Ba Vì, Sóc Sơn, Bát Tràng, Mê Linh đã tận dụng các thế mạnh về thiên nhiên, truyền thống làng nghề… đã xây dựng lên các DVDL khác biệt: Ba Vì, Sơn Tây đã cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái như nhảy dù, trượt cỏ, nghỉ dưỡng homestay…Bên cạnh đó, các địa phương đã chủ động kết nối với nhau tạo nên gói sản phẩm DVDL liên kết vùng miền, nhằm đưa du khách được trải nghiệm một cách xuyên suốt và thuận tiện.

(Vui lòng xem chi tiết tại bảng 2.4 PL01: Các sản phẩm dịch vụ du lịch tại địa bàn HN)

Từ các bảng biểu ở trên & trong PL01, có thể thấy dịch vụ Hà Nội đã có sự tăng trưởng qua các năm bao gồm: số lượng khách sử dụng dịch vụ lưu trú; số lượng khách sử dụng dịch vụ tham quan theo từng khu vực đặc thù và đã dạng hoá sản phẩm dịch vụ du lịch theo từng vùng miền đặc thù. Đây là nền tảng vững chắc tạo nền cơ hội phát triển bền vững cho lĩnh vực dịch vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)