Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du

còn rất nhiều bất câp:

1, Cơ chế chính sách còn quan liêu, chưa trú trọng phát triển và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tư nhân nhỏ, làng nghề (hộ gia đình, cá nhân…)

2, Các chính sách thu hút khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình xã hội hoá còn chưa thực sự phát huy được kỳ vọng của cơ quan QLNN. Do, vẫn còn nhiều bất cập trong công tác trình duyệt, thẩm định…đôi lúc vẫn còn tồn đọng cơ chế xin cho, quen biết…

3, Chính sách thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia vào quá trình phát triển dịch vụ du lịch vẫn chưa được công bằng, phản ảnh đúng năng lực của các chủ đầu tư.

4, Cơ quan QLNN chưa có đủ hoặc vẫn chưa thực sự phát huy mạnh các công tác liên kết vùng, miền và đặc biệt công tác quảng bá, tiếp thị về hình ảnh dịch vụ du lịch của Hà Nội đến thị trường trong và quốc tế. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư không mặn mà.

5, Vấn đề về an toàn thực phẩm, giữ gìn môi trường xanh sạch hay vấn đề về đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chưa thực sự được các cơ quan QLNN xử lý nghiêm minh, hay công tác tuyên truyền và ý thức giữ gìn vệ sinh của người dân còn rất kém dẫn đến công tác xã hội hoá nguồn lực tham gia vào quá trình cưng ứng phát triển dịch vụ du lịch còn bị hạn chế.

2.3.5. Thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch vụ du lịch

Vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch luôn được các cấp, các ngành quản lý của thành phố Hà Nội đề cao và phối hợp thực hiện hiệu quả để giữ gìn và nâng cao hình ảnh Thủ đô trong mắt du khách trong nước và bạn bè quốc tế. Sở Du lịch Hà Nội, với vai trò đầu mối

trong công tác quản lý nhà nước của Thành phố, đã thường xuyên tiến hành các hoạt động cụ thể sau:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch phối hợp công tác với Công an Thành phố, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị chuyên môn của Bộ Công an và các ngành chức năng của Thành phố thực hiện hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thanh tra, kiểm tra hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố.

- Xác định rõ việc do Sở chủ động và những việc liên ngành kiểm tra, thanh tra; kịp thời ứng phó với những hiện tượng bất thường, tác động tiêu cực trong môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch như: kiểm tra phòng ngừa tình trạng người nước ngoài hoạt động hướng dẫn viên du lịch trái phép, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, do

đó đã hạn chế việc người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch

không đúng quy định; ngăn chặn xử lý tình trạng chèo kéo, bắt chẹt, ép giá... đối với khách du lịch trên địa bàn thành phố, nhất là những địa bàn, điểm đến du lịch trọng điểm: Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, phố Cổ, Văn Miếu Quốc tử Giám, khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, khu vực Hồ Tây trong các dịp lễ, tết: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, 30/4-1/5, Quốc khánh 2/9 và Giỗ Tổ Hùng Vương,... góp phần bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch đến với Thủ đô Hà Nội.

- Chủ trì, phối hợp tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, kết hợp nhắc nhở, hướng dẫn việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống dịch bệnh, phòng chống lụt bão… trong các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch; khuyến khích các cơ sở hoạt động du lịch tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường, chăm sóc vườn hoa cây cảnh, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Bố trí các điểm đặt thùng rác cũng như đặt các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn đảm bảo mỹ quan, thuận tiện.

- Tổ chức kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn các các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch và đội ngũ hướng dẫn viên; quản lý chất lượng các dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn thành phố.

- Chủ động, phối hợp kịp thời với các ngành, các địa phương có các biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ du lịch, như: chèo kéo, bắt chẹt, ép giá, lừa đảo, cướp giật đối với khách du lịch, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các điểm đến du lịch; bảo vệ các hệ thống công trình kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch,...; tiếp nhận, giải quyết nhanh chóng các kiến nghị, phản ánh của khách

- Tăng cường quản lý phương tiện, các điều kiện an toàn cho khách du lịch trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên sông, hồ, suối, thác, bể bơi tại các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.

Tuy nhiên, do các dịch vụ du lịch tại Thủ đô rất đa dạng trên một địa bàn rộng lớn, nhiều chủ thể tham gia vào công tác quản lý nhà nước cũng như các đối tượng cung cấp các dịch vụ du lịch nên công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch vẫn còn nhiều bất cập, năng lực và nhân lực chưa đảm bảo và chưa theo sát được nhiều hình thức vi phạm tinh vi, phức tạp, đặc biệt là các dịch vụ du lịch liên quan tới các yếu tố nước ngoài. Bên cạnh đó, một số sự việc khi xảy ra sai phạm vẫn chưa được xử lý dứt điểm, đôi khi vẫn có tình trạng “nhắm mắt cho qua”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)