Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.3.3. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về dịch vụ

phố, có thể thấy Hà Nội đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác định hướng phát triển dịch vụ du lịch. Song, vẫn cần phải có các giải pháp để nâng cao được tính dự báo cho quy hoạch phát triển về dịch vụ du lịch của thành phố Hà nội, để đảm báo dịch vụ du lịch Hà Nội được phát triển, vận hành khi đưa vào thực tiễn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, và nhu cầu ngày càng đa dạng của khách du lịch trong nước và quốc tế. Phần này, em xin được trình bày trong chương 3, mục giải pháp nâng cao tính dự báo của quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội.

2.3.2. Thực trạng về công tác thực hiện chính sách pháp luật về dịch vụ du lịch vụ du lịch

Để đạt được hiệu quả đối với các hoạt động cung ứng DVDL thì công tác tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật đối với các cơ sở cung ứng DVDL và du khách là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bất cập trong công tác xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về dịch vụ du lịch.

- Cơ quan QLNN về DVDL chưa thực sự xây dựng được quy trình phối hợp giữa các cơ quan chức năng liên quan (thuộc ngành dọc, ngành ngang), dẫn đến công tác chỉ đạo của các Cơ quan còn đang bị chồng chéo, một số việc chưa được chú trọng (bỏ ngỏ).

- Chưa phân công công việc cụ thể cho từng cơ quan chức năng liên quan, chưa quy được trách nhiệm, quyền hạn cụ thể.

- Chưa có các chế tài xử phạt đối với các cơ quan chức năng không thực hiện đúng vai trò.

- Chưa có các báo cáo đánh giá tính tuân thủ, thực thi chính sách pháp luật của các đối tượng tham gia cung cấp DVDL.

2.3.3. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch dịch vụ du lịch

Sở Du lịch thành phố Hà Nội được tái thành lập theo Quyết định số 18/2015/QĐ-UBND ngày 28/7/2015 của UBND Thành phố Hà Nội. Sở Du lịch có

nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố và theo quy định của pháp luật. Việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo đúng quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND thành phố Hà Nội theo lĩnh vực được giao tham mưu, quản lý. Tuy nhiên, còn nhiều bất cập liên quan đến đội ngũ CBCC của các cơ quan QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn Hà Nội; cụ thể như sau:

Hiện tại Sở Du lịch thành phố Hà Nội có 05 phòng chuyên môn bao gồm: Văn phòng, Thanh tra, Phòng Quản lý Lữ hành, Phòng Quản lý Cơ sở lưu trú, Phòng Quy hoạch, phát triển tài nguyên du lịch. Tổng số biên chế được giao năm 2019 là 64 biên chế: Trong đó có 55 công chức và 09 hợp đồng theo Nghị định 68. Thực hiện Quyết định số 3312/QĐ-UBND ngày 29/5/2017 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Bản mô tả công việc và Khung năng lực vị trí việc làm khối hành chính của Sở Du lịch với số lượng vị trí việc làm là: 26 (Cụ thể: Nhóm lãnh đạo, quản lý, điều hành là: 08. Nhóm chuyên môn, nghiệp vụ là: 05 và Nhóm hỗ trợ, phục vụ là: 13). Tính đến ngày 28/2/2019, Sở Du lịch hiện có 52/64 công chức, người lao động. Trong đó: 46 công chức, 06 hợp đồng lao động theo Nghị định 68. Hiện nay, Sở Du lịch có: 21/52 Thạc sỹ, 27/52 Cử nhân. Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp: 06/52; Trung cấp 21/52. Ngạch chuyên viên chính: 05/52; chuyên viên: 39/47. Ban Giám đốc Sở có 02 đ/c. Độ tuổi bình quân: 39. Với hiện trạng như trên có thể thấy cơ quan QLNN về dịch vụ du lịch vẫn đang thiếu hẳn một phòng ban phụ trách về phát triển dịch vụ du lịch. Số lượng CBCC tương đối nhiều về số lượng nhưng thực tế chất lượng các CBCC thực sự am hiểu về phát triển và quản lý dịch vụ du lịch còn đang rất thiếu và yếu.

Với cơ cấu tổ chức như trên, các cơ quan ban ngành cũng đã có những quy định về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy nhân sự từ các cấp lãnh đạo Sở tới cấp chuyên viên. Tuy nhiên, do yêu cầu lớn từ cải cách hành chính của đất nước, nâng cao chất lượng và số lượng các dịch vụ du lịch của thành phố, cũng như thích nghi

với các thay đổi nhanh chóng của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về dịch vụ du lịch của Hà Nội, và đặc biệt là công tác tinh gọn, tuyển dụng được nhân tài, sắp xếp đúng người đúng việc luôn là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo dịch vụ lịch Hà Nội có thể khẳng định được đẳng cấp và vị thế đối với thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)