Nguyên nhân của kết quả và những hạn chế, yếu kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.4.3. Nguyên nhân của kết quả và những hạn chế, yếu kém

Nguyên nhân ch quan:

- Nhận thức của các bên liên quan về vai trò phát triển và cung cấp các dịch vụ du lịch chưa được sâu sắc.

- Tính chủ động, sáng tạo , trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của một số cán bộ phụ trách cung cấp dịch vụ du lịch các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ.

- Chưa quan tâm đầu tư đúng mức công tác tạo lập sự liên kết, hợp tác trong phát triển đa dạng hoá các dịch vụ du lịch đạt chất lượng.

- Chưa quan tâm đúng mức về công tác tuyên truyền để nâng cao hiểu biết về việc cung cấp các dịch vụ du lịch đạt chất lượng.

- Chưa chủ động kiến tạo vươn ra thị trường quốc tế đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ du lịch.

- Mức đầu tư từ ngân sách cho kết cấu cơ sở hạ tầng đối với các điểm du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng của lợi thế tự nhiên.

Nguyên nhân khách quan

- Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển dịch vụ du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch còn chậm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chiến lược phát triển của thành phố Hà Nội.

- Một số hộ của làng nghề truyền thống tại (Bát Tràng, Hà Tây…) còn gặp nhiều khó khăn về vốn đầu tư.

- Các điểm thăm quan du lịch còn thiếu một số dịch vụ phụ trợ (Ví dụ: Khi du khách đến thăm quan làng nghề gốm sứ Bát Tràng vẫn còn thiếu dịch vụ xe buýt tuyến riêng dành cho du khách đi từ phố cổ về Bát Tràng”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Với vị trí địa lý và những điều kiện tự nhiên thuận lợi của Thủ đô Hà Nội, ngành du lịch Thủ đô đã tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí là ngành kinh tế lớn, tốc

độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng, đóng góp có hiệu

quả vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố. Từ phân tích thực trạng của hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch Hà Nội, thành phố đã có những thành tựu, kết quả rất khả quan trong phát triển du lịch thành phố như tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển, công tác quản lý hoạt động du lịch được tăng cường; công tác quy hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch được tập trung; hoạt động tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Hà Nội được bổ sung từng bước nâng cao chất lượng phục vụ, sản phẩm du lịch được chú trọng về chất và lượng, từng bước xã hội hoá, đa dạng hoá các hình thức đầu tư, thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn để phát triển du lịch. Từ việc phân tích chi tiết những thực trạng, kết quả đạt được, những thuận lợi, khó khăn, cũng như nhận diện được nguyên nhân của những khó khăn trong công tác quản lý nhà nước, đây cơ sở quan trọng để du lịch Thủ đô chủ động đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phá, nhằm giữ vững vị trí hàng đầu trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách trên thế giới.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Định hướng phát triển dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Qua hơn 20 năm qua, các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đã có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đó, các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch còn bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định thực sự là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn; hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát triển nhưng vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững.

Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển các dịch vụ du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững, tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp ứng yêu cầu cạnh tranh quốc tế.

Đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) về những thành công và hạn chế trong phát triển các hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch thời gian qua có thể rút ra bài học kinh nghiệm định hướng cho giai đoạn tới là: thứ nhất, lấy hiệu quả về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển tổng thể;

thứ hai, chất lượng các dịch vụ du lịch và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh nghiệp là động lực chính của quá trình phát triển và thứ tư, phân cấp và liên kết là trọng tâm quản lý.

Trong giai đoạn tới, lĩnh vực dịch vụ du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát triển bền vững với mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch thực sự trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong khu vực. Để đạt mục tiêu đó, lĩnh vực cung ứng dịch vụ du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển dịch vụ du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa và vai trò động lực của các doanh nghiệp.

Đối với phát triển dịch vụ du lịch và định hướng thị trường cần tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch biển; phát triển dịch vụ du lịch văn hóa truyền thống làm nền tảng, phát triển các dịch vụ du lịch sinh thái, liên kết phát triển dịch vụ du lịch khu vực gắn với các hành lang kinh tế.

Xác định thị trường mục tiêu với phân đoạn thị trường theo mục đích phát

triển dịch vụ du lịch và khả năng thanh toán các dịch vụ du lịch của du khách; ưu tiên thu hút khách du lịch có khả năng chi trả cao, có mục đích du lịch thuần tuý, lưu trú dài ngày. Phát triển thị trường nội địa chú trọng khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ: nghỉ dưỡng, giải trí, lễ hội, mua sắm. Tập trung thu hút thị trường khách quốc tế gần đến từ Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Đông Nam Á và Thái bình dương (Singapore, Malaysia, Inđônêxia, Thái Lan, Úc); Tăng cường khai thác thị trường khách cao cấp đến từ Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha, Scandinavia), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada) và Đông Âu (Nga, Ucraina); mở rộng thị trường mới từ Trung Đông.

vực dịch vụ du lịch Việt Nam. Trước hết, Nhà nước sẽ tập trung hỗ trợ phát triển các thương hiệu về cung cấp đa dạng hoá các dịch vụ du lịch (nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi, lữ hành…) có tiềm năng như: Saigontourist, Vinpearl Land, Hạ Long, Phú Quốc, Mũi Né, Hội An, Huế, Sapa, Đà Lạt.

Tập trung đẩy mạnh và chuyên nghiệp hóa công tác xúc tiến quảng bá các dịch vụ du lịch nhằm vào thị trường mục tiêu theo hướng lấy dịch vụ du lịch làm tiêu điểm. Các chương trình, chiến dịch quảng bá được triển khai tập trung vào các nhóm thị trường ưu tiên. Cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định chương trình xúc tiến quảng bá quốc gia và huy động các tổ chức, doanh nghiệp chủ động tham gia theo cơ chế “cùng mục tiêu, cùng chia sẻ”

Coi trọng phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu về chất lượng dịch vụ, hợp lý về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo để đảm bảo tính chuyên nghiệp, đủ sức cạnh tranh và hội nhập khu vực, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; tập trung đào tạo nhân lực bậc cao, đội ngũ quản lý trở thành lực lượng “máy cái” để thúc đẩy chuyển giao, đào tạo tại chỗ theo yêu cầu công việc.

Định hướng và tổ chức phát triển dịch vụ du lịch theo vùng lãnh thổ phù hợp

với đặc điểm tài nguyên thiên nhiên gắn với vùng kinh tế, vùng văn hoá, vùng địa

lý, khí hậu và các hành lang kinh tế. Trong mỗi vùng có các địa bàn trọng điểm để phát triển các dịch vụ du lịch tạo thành các cụm liên kết phát triển mạnh về dịch vụ du lịch. Vùng phát triển dịch vụ du lịch có không gian và quy mô phù hợp, có đặc điểm thuần nhất về địa lý và hiện trạng phát triển dịch vụ du lịch; tăng cường khai thác yếu tố tương đồng và bổ trợ trong vùng, yếu tố đặc trưng của vùng và liên kết khai thác yếu tố liên vùng để phát triển mạnh các dịch vụ du lịch đặc thù, tạo các thương hiệu dịch vụ du lịch theo vùng.

Đầu tư phát triển dịch vụ du lịch có trọng tâm, trọng điểm theo định hướng ưu tiên; tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực và chất lượng cung ứng dịch vụ du lịch, xúc tiến quảng bá và xây dựng thương hiệu dịch vụ du lịch. Các chương trình ưu tiên tập trung đầu tư như:

- Chương trình đầu tư hạ tầng;

- Chương trình phát triển nguồn nhân lực;

- Chương trình xúc tiến quảng bá các dịch du lịch,

- Chương trình phát triển các dịch vụ du lịch đặc thù và thương hiệu dịch vụ du lịch theo vùng;

- Đề án phát triển dịch vụ du lịch biển, đảo và vùng ven biển;

- Đề án phát triển dich vụ du lịch vùng biên giới;

- Đề án phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng, sinh thái;

- Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ du lịch cả nước, quy hoạch phát triển dich vụ du lịch theo vùng;

Để hiện thực hóa những định hướng phát triển nêu trên cần có giải pháp triệt để từ phía các cơ quan QLNN, trước hết cần hoàn thiện cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích phát triển; tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư nhân, phân cấp mạnh về cơ sở, khai thác tốt tính chủ động, năng động của doanh nghiệp với vai trò kết nối của hội nghề nghiệp; tăng cường kiểm soát chất lượng các dịch vụ du lịch và tôn vinh thương hiệu dịch vụ du lịch theo vùng; huy động tối đa nguồn lực về tri thức, tài chính trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là trong phát triển thương hiệu dịch vụ và xúc tiến quảng bá; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở mỗi cấp và liên ngành, liên vùng; nâng cao nhận thức của người dân, tổ chức và của khách du lịch.

Đồng thời hình thành những tập đoàn, tổng công ty du lịch đầu tàu, có tiềm lực

Biểu đồ số 2.1 Theo s liu thng kê ca Tng cc du lch – Chi tiêu ca khách du lch quc đến Vit Nam qua năm 2014 so vi năm 2017 như sau: Biu đồ s 1

Dựa trên số liệu về chi tiêu của du khách quốc tế đến Hà Nội qua năm 2014 và 2017 thấy rằng chưa có sự tăng tưởng vượt bậc. Điều này chính tỏ Hà Nội chưa thực sự phát huy được các tiềm năng sẵn có cũng như chưa tạo nên được thương hiu v dch v du lch ca Hà Ni. Do đó, các định hướng phát triển lĩnh vực dịch vụ du lịch của Hà Nội cần phải được đẩy mạnh và hiện thực hoá thì mới tạo được điểm nhấn để thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa đến với thành phố Hà Nội.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Căn cứ vào các hạn chế, khó khăn nêu tại mục 2.4.2 của Chương 2, tôi xin được đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về DVDL trên địa bàn TP. Hà Nội cho năm 2020 như sau:

3.2.1. Nâng cao tính dự báo chất lượng của quy hoạch về phát triển dịch vụ du lịch vụ du lịch

Chất lượng quy hoạch thấp, chưa dự báo tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu về chất lượng dịch vụ du lịch của khách du lịch. Điều này, rất cần có dự báo về chất lượng của quy hoạch để quy hoạch đạt được tính hiệu quả và khả thi cao khi đưa

vào triển khai trong thực tiễn. Dự báo chất lượng của quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch cần đáp ứng được các vấn đề sau:

- Dự báo về phát triển lượng khách du lịch trong và ngoài nước; đặc biệt là lượng khách nước ngoài đến Hà Nội trong 10 năm tới từ đó sẽ đưa ra được quy hoạch về phát triển số lượng dịch vụ du lịch theo vùng, sản phẩm đặc thù có phù hợp với tốc độ phát triển của lượng khách đến Hà Nội hay không? Để có thể dự báo được số lượng khách đến Hà Nội chúng ta nên căn cứ vào các thông tin phản hồi sau các chương trình quảng bá và xúc tiến về phát triển dịch vụ du lịch của Hà Nội. Bên cạnh đó, cơ quan QLNN cần tiến hành khảo sát thực tế theo mẫu về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch của Hà Nội qua du khách cũng như khảo sát về nhu cầu mở rộng các dịch vụ du lịch tại địa bàn Hà Nội theo đánh giá và quan điểm nhìn nhận của du khách. Các kênh khảo sat có thể thực hiện qua: Khảo sát trực tiếp thông qua các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, trên mạng qua các fanpage của Tổng cục du lịch, hoặc các kênh phản hồi đường dây nóng, các trang booking online…

- Giao trách nhiệm cho các nhân sự khi tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách du lịch phải báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền giải quyết kèm theo là các giải pháp đi cùng. Công bố một cách công khai tới tất cả các khách du lịch qua kênh quảng bá cộng động, một cách công khai và minh bạch về thời gian tiếp nhận và phản hồi thông tin đến khách du lịch. Phân rõ từng loại thông tin khi tiếp nhận thì thời gian phản hồi tới du khách là bao lâu (TAT – Turn around time).

- Triển khai chương trình hội nhập và giao lưu quốc tế, liên kết vùng thường xuyên, định kỳ để nắm bắt được xu thế phát triển về kinh tế của thế giới từ đó phân tích nhu cầu của người dân. Vì khi nền kinh tế càng phát triển thì đời sống của người dân càng được nâng cao. Do đó, nhu cầu về hưởng thụ, nghỉ dưỡng, đi du lịch cũng được tăng theo tỷ lệ thuận. Việc làm này sẽ giúp các nhà hoạch định về phát triển dịch vụ du lịch có cơ sở để điều chỉnh kịp thời về số, chất lượng cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)