Quan điểm và mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.2.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội

2.2.3.1. Quan điểm phát triển chung

Phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hôi và chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội. Định hướng quy hoạch vùng Thủ đô, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trọng điểm kinh tế trọng điểm Bắc Bộ để Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, chính trị văn hoá- xã hội mà còn xứng đáng là trung tâm cung ứng dịch vụ du lịch khu vực và cả nước. Cụ thể:

1/. Phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội với vai trò lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy phát triển các lĩnh vực, ngành liên quan, góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2/. Phát triển dịch vụ du lịch với vai trò trung tâm phát triển dịch vụ du lịch vùng cả nước, đầu mối phân phối khách cho các tỉnh khu vực phía Bắc.

3/.Phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội có chất lượng cao, theo hướng chuyên nghiệp, vừa hiện đại vừa dân tộc, có trọng tâm, trọng điểm.

4/. Phát triển dịch vụ du lịch Hà Nội theo hướng bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, dân tộc; kết hợp phát triển kinh tế với

đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường.

5/. Đẩy mạnh xã hội hoá, huy động mọi nguồn lực cả trong nước và ngoài

nước đầu tư phát triển dịch vụ du lịch; phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh về dịch vụ du lịch của các địa phương các thành phần kinh tế trên địa bàn Thủ đô.

6/. Phát triển dịch vụ du lịch có trọng tâm, trọng điểm trong đó đặc biệt coi trọng phát triển dịch vụ du lịch văn hoá, lấy dịch vụ du lịch văn hoá làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình khác như: dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí..v..v

2.2.3.2. Mục tiêu phát triển

Đến năm 2020, dịch vụ du lịch Hà Nội thực sự trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu cao, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, thân thiện với môi trường, đưa Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm dịch vụ du lịch của khu vực và cả nước. Các mục tiêu cụ thể như sau:

1/.Xây dựng Hà Nội thành trung tâm cung ứng dịch vụ du lịch của cả nước và khu vực, đưa dịch vụ du lịch thật sự trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

2/. Phát triển không gian lãnh thổ để mở rộng các cơ sở sản xuất sản phẩm, thủ công mỹ nghệ đặc thù cũng như tăng thêm các sản phẩm dịch vụ đặc thù khác theo hướng du lịch sinh thái dựa trên nền tảng sẵn có của thiên nhiên.

3/. Phát triển các chỉ tiêu chủ yếu (lượng khách quay lại sử dụng dịch vụ du lịch của Hà Nội, doanh thu dịch vụ du lịch, tỷ trọng GDP đối với dịch vụ du lịch, lưu trú, lao động lĩnh vực dịch vụ du lịch, đầu tư sản xuất các sản phẩm truyền thống đặc thù của địa phương).

4/. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo vùng miền và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.

5/. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá để Hà Nội trở thành trung tâm dẫn đầu cả nước về dịch vụ du lịch thăm quan tìm hiểu văn hoá

6/. Bảo vệ Môi trường và cảnh quan đô thị để hướng tới dịch vụ du lịch bền vững.

Một số nhiệm vụ trọng tâm

Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 11/11/2016 của UBND Thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành Ủy về phát triển dịch vụ du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo với một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1.Tuyên truyền, quảng bá, hợp tác xúc tiến và phát triển thị trường dịch vụ du lịch liên kết vùng miền.

2.Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch

3.Phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao, gắn với xây dựng thương hiệu dịch vụ du lịch Thủ đô

4.Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm thúc đẩy

phát triển dịch vụ du lịch

5.Đào tạo và phát triển nguồn cho lĩnh vực dịch vụ du lịch 6.Chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển dịch vụ du lịch

7.Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, liên kết phát triển dịch vụ du lịch.

2.2.3.3. Một số không gian ưu tiên phát triển cho dịch vụ du lịch của Hà Nội

Không gian ưu tiên phát triển dịch vụ du lịch Trung tâm Hà Nội:

- Tập trung ở 4 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần quận Tây Hồ. Đường kính khoảng 10-12 km.

- Dịch vụ du lịch chính: Văn hóa, ẩm thực, mua sắm, vui chơi giải trí…

Không gian ưu tiên phát triển du lịch Sơn Tây - Ba Vì

- Bao gồm Huyện Ba Vì, Thị xã Sơn Tây và một số khu vực phụ cận thuộc các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Phúc Thọ

- Dịch vụ du lịch chính: Du lịch tâm linh, Du lịch văn hóa làng Việt cổ, du lịch sinh thái nghỉ cuối tuần, du lịch vui chơi giải trí…

- Dịch vụ du lịch chính: Du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội; du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch thể thao cao cấp, thể thao dưới nước…

Không gian ưu tiên phát triển du lịch Đền Sóc – Hồ Đồng Quan

- Tập trung ở khu vực Hồ Đồng Quan. Núi Sóc, huyện Sóc Sơn

- Dịch vụ du lịch: Du lịch tâm linh gắn với lễ hội Gióng, du lịch sinh thái, nghỉ cuối tuần, du lịch thể thao cao cấp, vui chơi giải trí.

Không gian ưu tiên phát triển du lịch Vân Trì - Cổ Loa

- Bao gồm khu vực Cổ Loa- Vân Trì (Đông Anh và một phần huyện Mê Linh). - Dịch vụ du lịch chính: du lịch thể thao, vui chơi giải trí, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa.

Không gian ưu tiên phát triển du lịch Hà Đông và phụ cận

- Tập trung ở Quận Hà Đông và phụ cận.

- Dịch vụ du lịch chủ yếu: Du lịch làng nghề, du lịch nghỉ cuối tuần, du lịch văn hóa, vui chơi giải trí.

2.2.3.4. Các chỉ tiêu phát triển dịch vụ du lịch trong thời gian tới

- Đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức dịch vụ du lịch cho nhân

viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ và cán bộ quản lý dịch vụ du lịch khoảng 78.626 người làm trong ngành du lịch được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về dịch vụ du lịch, tăng 12,56% so với số thực hiện năm 2018.

Phát triển dịch vụ buồng phòng khách sạn đến năm 2030:

- Cụm trung tâm Hà Nội: dự kiến 30.000 phòng - Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì: dự kiến 10.000 phòng - Cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn: dự kiến 5.000 phòng - Cụm du lịch đền Sóc - Hồ Đồng Quan: dự kiến 5.000 phòng - Cụm du lịch Vân Trì - Cổ Loa: dự kiến 3.000 phòng

- Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận: dự kiến 2.000 phòng

Phát triển các dịch vụ du lịch đến năm 2020

1. Dịch vụ du lịch văn hóa

3. Dịch vụ du lịch vui chơi giải trí

4. Dịch vụ du lịch MICE (Hội nghị, khen thưởng, hội thảo, sự kiện). 5. Dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng

6. Dịch vụ du lịch mua sắm 7. Dịch vụ du lịch làng nghề 8. Dịch vụ du lịch nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)