Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hà Nội

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa – xã hội thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt Nam từ Lý- Trần - Lê - Mạc - Nguyễn… kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.

Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008, toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17

Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất, gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận,

huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn. Tính đến năm 2018, dân số Hà Nội là 8.215.000 người, 55% dân số (tức 4,5 triệu người) sống ở thành thị, 3,7 triệu sống ở nông thôn (45%).

Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…

Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh thổ Việt nam).

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.

Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng 114 ngày mưa/năm).

Trong những năm gần đây, kinh tế Hà Nội tăng trưởng vượt bậc, tốc độ đô thị hóa cũng được đẩy mạnh, không gian đô thị ngày càng rộng mở, tiếp tục phát huy vai trò động lực tăng trưởng trong Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Vùng

Nội đóng góp GRDP tới 16,46%, đóng góp về thu ngân sách tới 19,05%. Cùng với TP Hồ Chí Minh, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu về số DN trên địa bàn lớn nhất cả nước, là trung tâm hàng hóa bán buôn và bán lẻ lớn thứ hai cả nước, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. [2]

Từ nay đến năm 2021, TP Hà Nội đặt mục tiêu: Tăng trưởng GRDP bình quân đạt 8,5 - 9%; GRDP bình quân/người 6.700 - 6.800 USD; huy động vốn đầu tư xã hội giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 2,5 - 2,6 triệu tỷ đồng (tương đương mức tăng 13 - 14%/năm); năng suất lao động xã hội tăng bình quân 6,5%/năm; tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo 70 - 75%; tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%... Việc Hà Nội nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh được cộng đồng DN đánh giá cao qua sự tăng hạng liên tục của các chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2016 tăng 10 bậc, năm 2017 tăng 1 bậc, xếp thứ 13/63 tỉnh, TP); chỉ số Cải cách hành chính (năm 2016 tăng 6 bậc, năm 2017 tăng 1 bậc, xếp thứ 2/63 tỉnh, TP). Cộng đồng DN đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng; đến nay đã có trên 250.000 DN; vốn đầu tư đăng ký hàng năm hơn 400.000 tỷ đồng. Sự nỗ lực của cộng đồng DN và người dân đã góp phần quan trọng vào những thành tựu kinh tế của Thủ đô. [3]

Với vai trò là Thủ đô của cả nước, đầu tàu kinh tế của khu vực phía bắc, Hà Nội đang tiếp tục phát huy vai trò, vị trí trung tâm trong gắn kết, phát triển sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Từ đó, hình thành các chuỗi liên kết giá trị sản xuất, kinh doanh, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong hợp tác và hội nhập quốc tế, góp phần đưa TP Hà Nội tiếp tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung, nhất là hoàn thành tốt các chỉ tiêu về kinh tế.

Hà Nội là một trong những trung tâm văn hóa lớn nhất ở Việt Nam. Trên địa bàn thành phố tập trung rất nhiều thư viện, bảo tàng, nhà hát cũng như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, gắn với vận mệnh của đất nước và dân tộc, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam. Trên nền

tảng truyền thống quý báu ấy, ngày 16-7-1999, Hà Nội được Tổ chức Khoa học, Văn hóa và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”. Từ đó đến nay, Hà Nội vẫn không ngừng phấn đấu xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, độc đáo riêng có. Đó là sự ghi nhận đánh giá cao những giá trị truyền thống lịch sử – văn hóa, những thành tựu của sự nghiệp đổi mới, cũng như khát vọng vì hòa bình của nhân dân Việt Nam.

2.1.2. Khái quát về tiềm năng du lịch của thành phố Hà Nội

Hà Nội có vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, là Thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Là một trong hai trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước, có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, trong đó có những tài nguyên đặc biệt có giá trị, được thế giới công nhận và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngày càng được hoàn thiện và đồng bộ, Thủ đô Hà Nội đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch của cả nước nói chung và của phía Bắc nói riêng.

Là Thủ đô nằm ở vị trí trung tâm của miền Bắc, nối giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu.

Hà Nội có khí hậu đặc trưng của miền Bắc bộ, từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông, thời tiết khô ráo, có khi rét đậm. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Hà Nội là vào mùa Thu, từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 11. Lúc này thời tiết mát mẻ, dễ chịu, không có nắng chói chang. Mùa Thu được coi là thời điểm đẹp nhất ở Hà Nội.

Lượng khách du lịch quốc tế đến Hà Nội chiếm khoảng 30% lượng khách đến Việt Nam. Với lợi thế là Thủ đô ngàn năm văn hiến, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ở vị trí hàng đầu cả nước. Hà Nội còn là trung tâm tiếp nhận và phân phối khách du lịch đến các vùng du lịch phía Bắc và các vùng, miền khác trên lãnh thổ Việt Nam cũng như tới các nước trong khu vực.

Khách du lịch quốc tế đến Thủ đô với nhiều mục đích, trong đó với mục đích du lịch chiếm khoảng 70%, khách công vụ, thương mại, hội nghị hội thảo, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ chiếm tương ứng 15,9; 4,0 và 2,9%; thăm thân 5,1%. Khách du lịch lựa chọn Hà Nội là điểm đến trong chuyến đi của mình chủ yếu là do các giá trị văn hóa, lịch sử, yếu tố tài nguyên tự nhiên. Ngoài ra còn các yếu tố Hà Nội là điểm đến an toàn, sự hiếu khách của người dân, giá cả hợp lý và cơ hội mua sắm. Khách quốc tế đến Hà Nội ngày càng tăng, lượng khách hàng năm tăng trung bình từ 18-20%.

Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội sở hữu rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, văn hóa phong phú như di tích Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, khu phố cổ trầm mặc, những làng nghề truyền thống cùng những cảnh quan mang giá trị riêng như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… Chính vì vậy điểm du lịch Hà Nội thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp trầm mặc, thanh lịch. Hà Nội hiện có 5.922 di tích trong đó có 2416 di tích đã được xếp hạng, nhiều di tích có giá trị và có sức hấp dẫn đối với du khách: Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Hương, Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa, Đền Ngọc Sơn, khu phố cổ… Trong đó, Hoàng Thành Thăng Long đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới (2010); 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu được công nhận là di sản tư liệu Thế giới (2010).

Theo thống kê hiện nay Hà Nội có 1.206 lễ hội truyền thống và lễ hội dân gian; các lễ hội diễn ra gần như quanh năm, trong đó có nhiều lễ hội có tầm vóc và ý nghĩa lớn, như lễ hội Gióng, lễ hội chùa Hương, lễ hội Cổ Loa, lễ hội đền Hai Bà Trưng, lễ hội Đống Đa, lễ hội chùa Thầy, lễ hội làng Lệ Mật, Hội thổi cơm thi Thị Cấm….Trong đó, Lễ hội Gióng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại(2010).

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Hà Nội cũng rất thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế, với nhiều nét đặc trưng về tâm lý và sinh hoạt của người dân

bản địa như: múa Rối nước, Ca trù, chèo,…. Trong đó, Ca trù đã được UNESCO

Một trong những nét độc đáo của du lịch Hà Nội là xích lô phố cổ. Rất nhiều du khách đến Hà Nội chọn phương tiện này để tham quan, khám phá những nét đẹp cổ kính trên từng con phố giữa một Hà Nội sầm uất và náo nhiệt. Nếu xích lô mang lại nét cổ xưa thì xe điện là phương tiện của “du lịch xanh” hiện đại và rất mới của du lịch Hà Nội.

Hà Nội vốn nổi tiếng với truyền thống ẩm thực lâu đời có nhiều món ăn ngon nổi tiếng. Phong phú, độc đáo, được nâng lên thành văn hóa ẩm thực, là một phần không thể thiếu trong văn hóa Hà Nội (chả cá Lã Vọng, cốm làng Vòng, phở Hà Nội, giò chả Ước Lễ, Bún Chả, Bún Thang, bánh cuốn Thanh Trì, đậu Mơ…).

Hà Nội hiện có1.350 làng có nghề, trong đó có 250 làng nghề truyền thống, với nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng như: Bát Tràng, Vạn Phúc, Chuyên Mỹ, Quất Động, Phú Vinh, Vân Hà... Làng nghề Hà Nội chiếm 47/52 nghề của toàn quốc. Các làng cổ nổi tiếng như Đường Lâm, Cự Đà, Đông Ngạc cũng luôn thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế quanh năm.

Hà Nội cũng là một trong những trung tâm mua sắm sầm uất của cả nước. Khu vực tốt nhất để mua sắm ở Hà Nội là khu phố cổ. Đó là những con đường nhỏ hẹp nhưng chật kín các gian hàng và cửa hiệu. Những con đường bao quanh khu hồ Hoàn Kiếm là những con đường thương mại quan trọng nhất và cũng là nơi tập trung nhiều cửa hàng nhất. Trong số các con đường mua bán, chúng tôi liệt kê các điểm nổi bật như Hàng Gai, Hàng Bè, Hàng Bông và Hàng Giấy. Ngoài ra, còn có rất nhiều trung tâm thương mại lớn phục vụ du khách có nhu cầu mua sắm khi đến Hà Nội du lịch. [5]

Với vị thế là Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam, là thành phố nghìn năm văn hiến, đậm đà bản sắc truyền thống văn hóa lịch sử, là thành phố Anh Hùng, thành phố Vì Hòa bình, trong nhiều năm gần đây, Hà Nội luôn được một số tạp chí Du lịch uy tín hàng đầu Thế giới như Travel and Leisure (Mỹ), Smart Travel Asia (HKG) tổ chức bình chọn và đạt danh hiệu Top 10 điểm đến Du lịch hấp dẫn nhất châu Á. Trong năm 2018, du lịch Hà Nội có được cơ hội hiếm có khi trở thành tâm

- Hà Nội là 1/8 điểm đến cho mọi đối tượng du khách do tạp chí TIME của Mỹ bình chọn.

- Hà Nội là 1 trong Top 10 Thành phố Đông Nam Á thu hút khách du lịch công tác nhiều nhất do Mastercard bình chọn

- Hà Nội là một trong 2 thành phố của Việt Nam lọt top hot nhất thế giới 2018 về lượng phòng du khách đặt trước do Airbnb bình chọn

- Hà Nội được đề cử là 01/17 thành phố bình chọn giải thưởng “Điểm đến thành phố hàng đầu Thế giới 2018” do Tổ chức Giải thưởng Du lịch Thế giới World Travel Awards bình chọn.

- Hà Nội xếp thứ nhất trong 7 điểm đến tốt nhất Châu Á dành cho du khách ba lô (du khách đi tự do không qua công ty du lịch) do tạp chí Hello bình chọn

- Hà Nội xuất sắc đoạt giải Chiến dịch tiếp thị quảng bá sản phẩm du lịch xuất sắc nhất tại Diễn đàn Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố Châu Á - Thái Bình Dương (TPO) lần thứ 8 diễn ra từ ngày 21/6 đến ngày 22/6/2018 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Hà Nội xếp thứ 12 trong top 25 điểm đến tốt nhất thế giới năm 2018 do độc giả bình chọn trên trang TripAdvisor.

- Hà Nội nằm top các điểm đến hấp dẫn nhất thế giới trong tháng 3 do Business Insider bình chọn

- Hà Nội và Hồ Chí Minh nằm top 10 thành phố có mức chi phí sinh hoạt rẻ nhất khu vực Đông Nam Á do trang Numbeo bình chọn, website chuyên cung cấp các chỉ số xếp hạng mức sống tại các thành phố lớn trên thế giới.

Đầu năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương thông qua Nghị quyết TW8 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đây được xem là bước ngoặt có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)