Nâng cao tính dự báo chất lượng của quy hoạch về phát triển dịch vụ du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

4. Phát triển dịch vụ du lịch bền vững:

3.2.1. Nâng cao tính dự báo chất lượng của quy hoạch về phát triển dịch vụ du

Hà Nội cần phải được đẩy mạnh và hiện thực hoá thì mới tạo được điểm nhấn để thu hút khách quốc tế cũng như khách nội địa đến với thành phố Hà Nội.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội

Căn cứ vào các hạn chế, khó khăn nêu tại mục 2.4.2 của Chương 2, tôi xin được đề xuất các giải pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước về DVDL trên địa bàn TP. Hà Nội cho năm 2020 như sau:

3.2.1. Nâng cao tính dự báo chất lượng của quy hoạch về phát triển dịch vụ du lịch vụ du lịch

Chất lượng quy hoạch thấp, chưa dự báo tốc độ phát triển kinh tế và nhu cầu về chất lượng dịch vụ du lịch của khách du lịch. Điều này, rất cần có dự báo về chất lượng của quy hoạch để quy hoạch đạt được tính hiệu quả và khả thi cao khi đưa

vào triển khai trong thực tiễn. Dự báo chất lượng của quy hoạch phát triển dịch vụ du lịch cần đáp ứng được các vấn đề sau:

- Dự báo về phát triển lượng khách du lịch trong và ngoài nước; đặc biệt là lượng khách nước ngoài đến Hà Nội trong 10 năm tới từ đó sẽ đưa ra được quy hoạch về phát triển số lượng dịch vụ du lịch theo vùng, sản phẩm đặc thù có phù hợp với tốc độ phát triển của lượng khách đến Hà Nội hay không? Để có thể dự báo được số lượng khách đến Hà Nội chúng ta nên căn cứ vào các thông tin phản hồi sau các chương trình quảng bá và xúc tiến về phát triển dịch vụ du lịch của Hà Nội. Bên cạnh đó, cơ quan QLNN cần tiến hành khảo sát thực tế theo mẫu về đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch của Hà Nội qua du khách cũng như khảo sát về nhu cầu mở rộng các dịch vụ du lịch tại địa bàn Hà Nội theo đánh giá và quan điểm nhìn nhận của du khách. Các kênh khảo sat có thể thực hiện qua: Khảo sát trực tiếp thông qua các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động cung ứng dịch vụ du lịch, trên mạng qua các fanpage của Tổng cục du lịch, hoặc các kênh phản hồi đường dây nóng, các trang booking online…

- Giao trách nhiệm cho các nhân sự khi tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách du lịch phải báo cáo ngay cho các cấp có thẩm quyền giải quyết kèm theo là các giải pháp đi cùng. Công bố một cách công khai tới tất cả các khách du lịch qua kênh quảng bá cộng động, một cách công khai và minh bạch về thời gian tiếp nhận và phản hồi thông tin đến khách du lịch. Phân rõ từng loại thông tin khi tiếp nhận thì thời gian phản hồi tới du khách là bao lâu (TAT – Turn around time).

- Triển khai chương trình hội nhập và giao lưu quốc tế, liên kết vùng thường xuyên, định kỳ để nắm bắt được xu thế phát triển về kinh tế của thế giới từ đó phân tích nhu cầu của người dân. Vì khi nền kinh tế càng phát triển thì đời sống của người dân càng được nâng cao. Do đó, nhu cầu về hưởng thụ, nghỉ dưỡng, đi du lịch cũng được tăng theo tỷ lệ thuận. Việc làm này sẽ giúp các nhà hoạch định về phát triển dịch vụ du lịch có cơ sở để điều chỉnh kịp thời về số, chất lượng cũng như đa dạng hoá các loại hình dịch vụ du lịch.

- Kết hợp với nền công nghệ 4.0 để đưa ra được các dự đoán sự thay đổi về loại hình dịch vụ du lịch. Từ đó sẽ hỗ trợ thay đổi quy hoạch phát triển phù hợp với thực tế và phụ hợp với nhu cầu của khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QLNN về dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)