13. Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực thuế theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
15. Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của ngành thuế đối với người nộp thuế, các tổ chức, cá nhân khác có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý thuế và chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật; thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
17. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Bộ phân chuyên trách quản lý hồ sơ của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính Tài chính
2.1.2.1. Nhiệm vụ của Văn phòng Tổng cục Thuế
1. Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành Thuế.
a) Quy chế làm việc của Tổng cục Thuế, nội quy cơ quan, chương trình kế hoạch công tác tháng, quý, năm của Tổng cục Thuế;
b) Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, cơ quan thông tin đại chúng sau khi được phê duyệt.
2. Giúp lãnh đạo Tổng cục Thuế theo dõi, đôn đốc, điều phối hoạt động của các đơn vị thuộc Tổng cục trong việc thực hiện chương trình công tác, chấp hành quy chế làm việc của Tổng cục Thuế và chế độ báo cáo theo quy định; báo cáo Tổng cục trưởng theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế.
3.Tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo định kỳ của cơ quan Tổng cục Thuế; đề xuất với lãnh đạo Tổng cục các biện pháp chỉ đạo triển khai chương trình, kế hoạch công tác theo đúng tiến độ.
4. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Thuế chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp, hội nghị của lãnh đạo Tổng cục Thuế.
5. Rà soát nội dung, thể thức, thủ tục hành chính các văn bản do các đơn vị thuộc Tổng cục Thuế soạn thảo trước khi trình cấp có thẩm quyền ban hành.
6. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về thủ tục hành chính, quản lý công văn, giấy tờ, nghiệp vụ quản lý công tác văn thư, lưu trữ và công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong toàn ngành.
7. Sơ kết, tổng kết, đánh giá, báo cáo định kỳ, đột xuất tình hình hoạt động của toàn ngành Thuế theo quy định.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế giao.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng trong công tác quản lý hồ sơ
* Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Văn phòng
Phòng Hành chính - lưu trữ
Phòng Thư ký - Tổng hợp
Phòng Tài Vụ Phòng Quản trị
(Nguồn: Tổng cục Thuế năm 2019) * Về nguồn lực * Về nguồn lực
Văn phòng Tổng cục Thuế tính đến năm 2019 có tổng số là 96 cán bộ, công chức và người lao động, trong đó: Trình độ Tiến sĩ: 02 người đạt 2%; trình độ thạc sĩ: 29 người đạt 28%; trình độ đại học: 42 người đạt 40,3%; còn lại trình độ cao đẳng, trung cấp và hợp đồng lao động theo Nghị định 168 (số lượng hợp động chủ yếu là ở phòng Quản trị). Như vậy, trong cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu tổ chức của đơn vị cấu thành trong đó chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Tổng cục Thuế có chức năng tham mưu giúp việc cho cho Tổng cục trưởng trong lĩnh vực quản lý hồ sơ tài liệu.
2.1.2.3. Tổ chức và biên chế quản lý hồ sơ chuyên trách
Công tác quản lý hồ sơ được Tổng cục Thuế giao nhiêm vị cho bộ phận văn thư tại Văn phòng Tổng cục Thuế rất được chú trọng bởi đây là đầu mối cung cấp và đảm bảo thông tin đầu ra, đầu vào của cơ quan; đồng thời có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và giải quyết văn bản. Vì vậy, mà việc tổ chức sắp xếp một mô hình phù hợp với cơ quan là điều không hề đơn giản.
Lãnh đạo Văn phòng
- Về tổ chức bộ máy:
Phòng Hành chính - lưu trữ gồm có 03 bộ phận là: + Bộ phận tiếp nhận và quản lý văn bản đến; + Bộ phận quản lý và giải quyết văn bản đi; + Bộ phận lưu trữ.
- Về biên chế:
+ Tính đến ngày 31/12/2019 tổng số biên chế của phòng là 14 công chức: Trong đó có 03 phó trưởng phòng (01 phó phòng giao quyền phụ trách phòng) và 11 công chức.
+ Trình độ chuyên môn: Trình độ đại học và trên đại học là 93%, còn lại 7% là cao đẳng.
Mọi văn bản đi, đến đều tập trung về bộ phận văn thư cơ quan Tổng cục Thuế. Các Vụ, đơn vị thuộc Tổng cục Thuế đều có từ 1 đến 2 văn thư chuyên trách của đơn vị mình.