7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2. Đánh giá công chức
1.2.3. Mục đích đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
1.2.3. Mục đích đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện UBND cấp huyện
a) Mục đích đánh giá đối với cá nhân công chức.
Thứ nhất, việc đánh giá giúp họ nhận thức và gắn bó nhiều hơn đối với công việc phụ trách. Sau một năm làm việc, người công chức muốn nhìn lại xem mình đã làm được những gì, những đòi hỏi, yêu cầu của công việc mà mình chưa hoàn thành, còn phải phấn đấu khắc phục, biết được những thuận lợi, khó khăn trong công việc để tự mình có kế hoạch điều chỉnh phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm để phấn đấu.
Thứ hai, công tác đánh giá định hướng và kích thích công chức nỗ lực đễ đạt được thành tích cao hơn. Đánh giá công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ để họ biết được mức độ làm việc của mình, những kết quả, những thành tích mà mình đạt được. cơ quan tiến hành đánh giá cũng là ghi nhận những kết quả, những thành tích của công chức được đánh giá, khuyến khích họ làm việc tốt hơn để đạt thành tích cao hơn, định hướng cho công chức trong thực thị nhiệm vụ, sao cho họ hoàn thành tốt nhật mục tiêu chung của cơ quan. Đánh giá cũng tạo ra động lực cho các công chức khác nỗ lực làm việc hơn nữa để duy trì thành tích của chính mình trong tương lai.
Thứ ba đánh giá công chức cung cấp cho số liệu khen thưởng, kỷ luật. Đánh giá công chức là căn cứ cơ sở để xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật của cơ quan, đơn vị.
b) Mục đích đánh giá công chức đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện
Thứ nhất, trên cơ sở thông tin về kết quả đánh giá, lãnh đạo cơ quan có thể chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, giúp đỡ công chức xác định, tìm ra cách hữu hiệu để hoàn thành công việc, đề nghị cách thức giúp đỡ cho công chức thực hiện công việc tốt hơn trong tương lai.
Thứ hai, thông qua đánh giá công chức, cơ quan cũng nhận thấy được những khuyết điểm, hạn chế trong công tác tổ chức bộ máy, phân công lao động, trong kế hoạch hoạt động của cơ quan, những bất cập trong thực thi công vụ công chức để có những điều chỉnh hoặc kiến nghị bổ sung điều chỉnh cho ph hợp với sự vận động của thực tiễn.
Thứ ba, đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện là tiền đề cho xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm khắc phục những thiếu hụt trong kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ hoặc phát triển tiềm năng của công chức.
Theo Điều 55 Luật cán bộ, công chức năm 2008 quy định mục đích đánh giá công chức: “Đánh giá công chức là để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với người công chức” [16].Như vậy đánh giá công chức là xác định một cách nhìn chính xác những gì công chức đã làm so với yêu cầu đề ra để tiếp tục quản lý công chức một cách có hiệu quả nhất. Vì thế đánh giá công chức là nội dung và là khâu quan trọng trong quản lý công chức.