Về quy trình đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 61 - 64)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. Phân tích thực trạng đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên

2.2.5. Về quy trình đánh giá

Việc đánh giá công chức hàng năm được thực hiện vào thời điểm cuối năm. Tuy nhiên do công chức hầu hết là đảng viên, đồng thời là đoàn viên công đoàn, đoàn viên thanh niên nên việc đánh giá cũng tr ng với thời điểm các tổ chức trên đánh giá thành viên của mình. Theo quy định của cơ quan đảng hiện

của công chức, viên chức trước khi đánh giá về mặt đảng. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy thời điểm đánh giá được thực hiện là tháng 12 hàng năm và chậm nhất là trước ngày 15 của tháng 01 năm sau.

Căn cứ đánh giá công chức hàng năm được thực hiện theo quy đinh của Luật cán bộ, công chức năm 2008. Từ năm 2010 đến năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Đến năm 2015 là Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 05/8/2015 quy định chuyên đề về đánh giá công chức, viên chức thay thế Điều 45 của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP. Trong đó các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã chưa có quy trình thống nhất thực hiện chung mà chủ yếu thực hiện theo quy định trình tự, thủ tục đánh giá với công chức theo nhưng quy định của Chính phủ như sau:

- Đối với công chức là người đứng đầu và cấp phó người đứng đầu cơ quan:

+ Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.

+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có các đơn vị cấu thành, thành phần tham dự là toàn thể công chức và người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Cấp ủy đảng c ng cấp nơi công chức công tác có ý kiến bằng văn bản về công chức được đánh giá, phân loại.

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia cuộc họp cơ quan, quyết định đánh giá, phân loại đối với người đứng đầu.

Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị tham khảo các ý kiến tham gia, quyết định đánh giá, phân loại đối với cấp phó của mình và thông báo kết quả đánh giá, phân loại cho công chức.

- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý

+ Công chức làm báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ được giao.

+ Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị để mọi người tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến. Các ý kiến được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.

+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp tham khảo các ý kiến tham gia cuộc họp cơ quan, quyết định đánh giá, phân loại công chức; thông báo kết quả đánh giá, phận loại cho công chức.

Kết quả khảo sát cho thấy việc tuân theo quy trình đánh giá trên vẫn còn tình trạng một số cơ quan chưa thực hiện chưa đảm bảo trình tự đánh giá cấp ủy đảng đối với công chức lãnh đạo, quản lý trước khi đánh giá công chức. Kết quả xét sáng kiến của cá nhân để đủ điều kiện đánh giá tập thể cơ quan xuất sắc đã tác động kết quả đánh giá công chức, ngoại trừ công chức bị xử lý kỷ luật. Khi triển khai quy trình đánh giá thì bộ lộ nhiều hạn chế, nhất là trong việc lấy ý kiến góp ý, nhận xét để người có thẩm quyền đánh giá công chức. Do tâm lý ngại va chạm, cào bằng, né tránh, thậm chí không ít trường hợp do bị áp đặt, thiếu dân chủ nên hầu như rất ít ý kiến được đưa ra tại các cuộc họp lấy ý kiến để đánh giá công chức. Việc tuân thủ trình tự đánh giá cũng chưa thật sự chặt chẽ, đúng quy định. Nhiều cơ quan không tuân thủ trình tự đánh giá theo quy định. Có cơ quan thực hiện việc đánh giá qua loa, hình thức, làm tắt, bỏ một số công đoạn đánh giá. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 29/75 ý kiến, tương đương 38.66% ý kiến được hỏi cho rằng việc lấy ý kiến nhận xét, góp ý quan loa, hình thức, chưa thực sự nghiêm túc. Quy trình đánh giá chưa thực sự đảm bảo, cách tổ chức đánh giá chưa khoa học và ph hợp. Như vậy hiện tượng áp đặt, định

hướng trong đánh giá vẫn còn tồn tại. Đây là một trong những hạn chế lớn nhất của công tác đánh giá hiện nay. Những tồn tại trên dẫn đến việc có tới 23/75 tương đương 30.66% ý kiến cho rằng kết quả đánh giá chưa khách quan, thiếu công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 61 - 64)