Chủ thể đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2. Đánh giá công chức

1.2.4. Chủ thể đánh giá

Trong quản lý nói chung có nhiều chủ thể đánh giá. Chủ thể đánh giá là người đưa ra nhận xét của mình về đối tượng đánh giá. Đó có thể là nhà quản lý của đơn vị nhưng cũng có thể là đồng nghiệp, là người ngoài cơ quan. Mỗi chủ thể đánh giá đều có cách thức góc độ, mục đích đánh giá khác nhau khi đánh giá. Theo Điều 57 của Luật Cán bộ, công chức 2008, về mặt pháp lý thì chủ thể đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện bao gồm:

Thứ nhất, đối với cấp phó là người đứng đầu và công chức chuyên môn cơ quan, chủ thể đánh giá là Trưởng phòng hoặc tương đương.

Thứ hai, đối với công chức là trưởng phòng và tương đương thì chủ thể đánh giá là Chủ tịch UBND cấp huyện.

Ngoài ra còn có các chủ thể đánh giá không mang tính pháp lý khác như đồng nghiệp, nhân dân, tổ chức và các cá nhân khác.

Như vậy, chủ thể đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện gồm các chủ thể sau:

1.2.4.1. Bản thân công chức tự đánh giá

Cá nhân tự đánh giá là loại hình đánh giá tương đối phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở mẫu tự đánh giá do cơ quan quy định, cá nhân đưa ra nhận xét của bản thân về minh. Theo quy định hiện hành về đánh giá công chức thì bản tự đánh giá của công chức là cơ sở đầu tiên để tiến hành quy trình đánh giá công chức hàng năm. Việc tự đánh giá là rất quan trọng và cần thiết, đó là cơ sở để đối chiếu kết quả đánh giá cuối c ng của cấp có thẩm quyền.

1.2.4.2. Tập thể cơ quan đánh giá

Đây là nhận xét, ý kiến của tập thể những người lao động trong cơ quan, đơn vị. Đây cũng được coi là kênh thông tin mang tính tham khảo. Đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện thì việc đánh giá là do thủ trưởng cơ quan đánh giá, vì thế ý kiến tập thể cơ quan chỉ có giá trị tham khảo, không phải là kết quả cuối c ng của cấp thẩm quyền.

Thông thường đánh giá của thủ trưởng cơ quan được coi là quan trọng nhất, có ý nghĩa quyết định. Tuy nhiên, để đánh giá có chất lượng tốt phải tham khảo ý kiến của các chủ thể đánh giá khác trước khi quyết định. Theo quy định hiện hành thì việc chủ thể đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện có hai cấp đánh giá. Đối với công chức cấp phó của người đứng đầu và công chức còn lại thì việc đánh giá là thủ trưởng các cơ quan. Đối với người đứng đầu cơ quan việc đánh giá do Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện đánh giá

1.2.4.4. Đánh giá của những người ngoài cơ quan

Đó là cá nhân, tập thể ngoài cơ quan. Đây là kênh thông tin không chính thức, đặc biệt là các nước phát triển dịch vụ công. Những người ngoài cơ quan tham gia vào đánh giá, họ được xác định là khách hàng vì thế kết quả đánh giá của họ là nguồn thông tin tham khảo rất cần thiết cho công tác đánh giá. Chính khách hàng sẽ đặt ra yêu cầu đối với nền cải cách hành chính và từng công chức phải đạt được yêu cầu đó như thế nào. Để hoàn thiện nền hành chính thì cần phát huy vai trò kiểm soát của khách hàng đối với nền hành chính và vì thế cần phải xây dựng hệ thống công cụ, tiêu chí, cách thức cho khách hàng tham gia đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)