Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 81)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2. Một số giải pháp đổi mới công tác đánh giá công chức trong các cơ

3.2.3. Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng

Hiện nay, các tiêu chí đánh giá công chức nói chung và đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát nói riêng vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng dẫn tới khi thực hiện công tác đánh giá không có một công cụ, thước đo nào có thể đo lường được những kết quả đánh giá theo các tiêu chí đó. Hướng tới việc hoàn thiện công tác đánh giá công chức, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát cần chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng các tiêu chí đánh giá mà văn bản cấp trên đã quy định; bên cạnh đó, xây dựng cho cơ quan, đơn vị mình hệ tiêu chí đánh giá riêng cụ thể, rõ ràng, khả thi, đo lường được,… mà vẫn đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật hiện hành.

Qua khảo sát cho thấy có 49/75 ý kiến công chức tương đương 65.3% cho rằng cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chung và tiêu chí đánh giá cụ thể theo hệ thống thang điểm đối với UBND thị xã Bến Cát như sau:

Trước tiên là nhận xét về ưu điểm, nhược điểm của bản thân. Sau đó hoàn thành chấm điểm theo bảng tiêu chí đánh giá công chức.

Bảng 3.1: Bảng chấm điểm đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát

STT Tiêu chí chung Công chức LĐ, QL Công chức chuyên môn Điểm Ban đánh giá chấm Điểm chuẩn Tự đánh giá Điểm chuẩn Tự đánh giá Tiêu chí đánh giá chung

1

Chấp hành đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc

10 10

- Tin tưởng tuyệt đối và triển khai đúng, nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

4 4

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công

dân tại nơi cư trú 3 3

- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động gia đình, nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước

3 3

2

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối

sống, tác phong và lề lối làm việc 15 20

- Lập trường chính trị vững vàng, không tham gia vào các cuộc biểu tình, bạo động, chống phá Đảng và Nhà nước

2 3

- Có tinh thần đấu tranh bảo vệ Đảng,

bảo vệ chế độ 2 2

- Tiết kiệm, chăm chỉ, chịu khó, thanh liêm, trung thực, khiêm tốn, không ngại khó khăn gian khổ,...

2 3

- Hòa đồng, giản dị, đoàn kết với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng

2 2

- Tác phong làm việc khoa học, nhanh nhẹn; trang phục, giao tiếp lịch sự, đúng mực

- Lối sống lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm,…

2 3

- Chấp hành tốt nội quy, quy định của cơ quan về giờ giấc làm việc, trang phục

2 2

- Bàn làm việc sạch sẽ, gọn gàng,

ngăn nắp. 1 2

3

Năng lực, trình độ chuyên môn

nghiệp vụ 10 20

- Có đủ văn bằng, chứng chỉ đáp ứng

yêu cầu vị trí việc làm 2 4

- Có những sáng kiến hay được áp dụng liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ

2 4

- Thường xuyên học tập, trao đổi, học hỏi nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

2 4

- Giải đáp được những thắc mắc liên

quan đến chuyên môn nghiệp vụ 2 4 - Được tuyên dương, khen thưởng

trong quá trình học tập, rèn luyện 2 4

4

Tiến độ và kết quả thực hiện

nhiệm vụ 10 25

- Giải quyết công việc nhanh chóng,

kịp thời, đúng tiến độ 4 10

- Hoàn thành tất cả những nhiệm vụ

trong bản mô tả công việc 3 10

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ đem lại

phản ứng tích cực 3 5

5

Tinh thần trách nhiệm và phối hợp

trong thực hiện nhiệm vụ 10 10

- Làm việc hăng hái, nhiệt tình,

không ngại khó, ngại khổ 3 3

- Có ý thức trách nhiệm đối với công việc, không ỷ lại, dựa dẫm và đổ lỗi cho người khác

4 4

- Hòa đồng, giúp đỡ lẫn nhau và hợp tác tốt trong công việc với đồng nghiệp

3 3

6

Thái độ phục vụ nhân dân 10 15

- Thân thiện, nhiệt tình hướng dẫn và lắng nghe nhân dân khi liên hệ công tác

3 5

- Đối xử công bằng với mỗi người

dân 2 3

- Biết tự kiềm chế và linh hoạt trong mọi tình huống khi tiếp xúc với nhân dân

lợi khi làm việc với nhân dân

Tiêu chí đánh giá riêng cho lãnh đạo, quản lý

7

Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị đƣợc giao lãnh đạo, quản lý

15

- Hoàn thành những nhiệm vụ mà cấp

trên giao phó. 5

- Phối hợp tốt và không ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị khác.

5

- Được cấp trên tuyên dương, khen thưởng vào năm trước khi đánh giá 5

8

Năng lực lãnh đạo, quản lý 20

- Hiểu biết rộng, có khả năng trả lời tất cả những vấn đề mà cấp dưới thắc mắc.

4

- Có khả năng để thực hiện tốt công việc lãnh đạo, quản lý: khả năng ra quyết định, khả năng đàm phán, khả năng giải quyết mâu thuẫn, khả năng nắm bắt tâm lý, khả năng hoạch định chiến lược,...

4

- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra. 3 - Biết chịu trách nhiệm về những chỉ đạo, điều hành của mình. 3 - Cơ quan, đơn vị lãnh đạo quản lý đoàn kết, gắn bó, giúp đỡ và không xảy ra mâu thuẫn nội bộ.

3

- Quản lý tốt nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính của cơ quan, đơn vị.

3

Thang điểm cộng thƣởng (mỗi mục đƣợc cộng 5 điểm)

1 - Có những sáng kiến, đề xuất, công trình nghiên cứu được áp dụng và đem lại hiệu quả, hiệu lực cho cơ quan, đơn vị.

2 - Được tập thể cơ quan, đơn vị tuyên dương trong các cuộc họp, hội thảo, hội nghị.

3 - Tổ chức hoặc tham gia và đạt giải các phong trào do thị xã phát động.

4 - Được cá nhân, tổ chức bên ngoài cơ quan, đơn vị tuyên dương có căn cứ, cơ sở.

Thang điểm trừ (mỗi mục bị trừ 5 điểm)

1 - Có những biểu hiện xuyên tạc, bôi nhọ Đảng, Nhà nước và nhân dân.

2 - Bị cá nhân, tổ chức bên ngoài cơ quan, đơn vị phản ánh, tố cáo về những việc làm sai trái của công chức có căn cứ, cơ sở.

3 - Biết lỗi sai nhưng không sửa, cố tình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của đơn vị công tác.

4 - Hoàn thiện bảng đánh giá sơ sài, thiếu nghiêm túc.

TỔNG ĐIỂM

*Hướng dẫn đánh giá công chức:

Ở mỗi tiêu chí có một thang điểm nhất định, công chức tự cho điểm của mỗi tiêu chí theo mức độ thực hiện.

Xác định kết quả xếp loại:

- Từ 90 điểm trở lên: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ - Từ 70 điểm trở lên: Hoàn thành tốt nhiệm vụ - Từ 50 điểm trở lên: Hoàn thành nhiệm vụ - Dưới 50 điểm: Không hoàn thành nhiệm vụ

Kết quả xếp loại dựa vào số điểm cuối c ng do Ban Đánh giá chấm. Ban Đánh giá bao gồm: Thủ trưởng đơn vị, công chức chuyên trách, đại diện tập thể đơn vị, chuyên gia đánh giá (nếu có).

3.2.4. Sử dụng các phƣơng pháp đánh giá khoa học

Thực tế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát sử dụng các phương pháp đánh giá là: Phương pháp tự nhận xét, phương pháp 360 độ, phương pháp tập trung dân chủ, phương pháp cho điểm xếp hạng theo tiêu chí. Tuy nhiên, các phương pháp này chưa được thực hiện một cách tốt nhất. Từ cơ sở lý luận về đánh giá công chức, cần hoàn thiện công tác đánh giá công chức tại UBND thị xã Bến Cát như sau:

Thứ nhất, đổi mới việc sử dụng các phương pháp đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát.

Đối với phương pháp tự nhận xét:

Bên cạnh việc thực hiện tự đánh giá thông qua phiếu đánh giá công chức được thực hiện hàng năm, cần nâng cao tinh thần, trách nhiệm và ý thức đánh giá của từng công chức nhằm đảm bảo công chức đánh giá theo những yếu tố khách quan, không dựa vào những yếu tố chủ quan, duy ý chí của cá nhân công chức.

Cần xây dựng lại hệ thống tiêu chí đánh giá và các tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, cụ thể, có khả năng đo lường được. Để hiệu quả hơn, trong phương pháp này cần thành lập Ban đánh giá. Ban đánh giá từ 03 người trở lên, nhất thiết phải có: Trưởng phòng của từng đơn vị, công chức phụ trách mảng đánh giá của đơn vị và bộ phận phụ trách mảng đánh giá của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát và các chuyên gia đánh giá (nếu có). Họ là những người đánh giá lại phiếu tự đánh giá của từng công chức và đưa ra kết quả cuối c ng về điểm số của công chức.

Đối với phương pháp 360 độ:

Đối với phương pháp này, trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát chỉ có sự tham gia của bản thân công chức, thủ trưởng đơn vị, đồng nghiệp. Tuy nhiên, những nội dung, tiêu chí đánh giá công chức rất đa dạng và những thông tin cần thu thập của các chủ thể nói trên không thể đáp ứng vì thế cần mở rộng sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như: nhân dân, công chức các đơn vị khác thuộc thị xã, bộ phận quản lý công chức mảng đánh giá của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát và các chuyên gia đánh giá.

Đối với nhân dân và công chức các đơn vị khác thuộc thị xã, sự tham gia của họ nhằm thu thập những thông tin như: thái độ phục vụ, sự phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ, việc thực hiện các đường lối chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước,…Để sự tham gia của họ vào công tác đánh giá có hiệu quả có thể sử dụng các hình thức như sau: Phỏng vấn, lập phiếu khảo sát, lập hòm thư góp ý, sử dụng các phần mềm đánh giá hiện đại,…những thông tin này cần được ghi nhận, tổng hợp và chắt lọc để phục vụ cho công tác đánh giá.

Đối với bộ phận quản lý công chức phụ trách mảng đánh giá của Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát và các chuyên gia đánh giá. Sự tham gia của họ vào công tác đánh giá được thể hiện thông qua việc đề xuất các phương án đánh giá sao cho hiệu quả và phản ánh đúng về công chức. Có thể nói họ chính là người tư vấn, nhận định, đánh giá về những yếu tố liên quan đến hoạt động đánh giá. Chính vì vậy, sự tham gia của bộ phận này là yếu tố quyết định đến hiệu quả

công tác đánh giá công chức tại các cơ quan hành chính nói chung và UBND thị xã Bến Cát nói riêng.

Đối với phương pháp bỏ phiếu:

Cần quán triệt công chức ngay từ đầu, tránh tình trạng đánh giá theo ý kiến chủ quan, thiên vị, “yêu nên tốt, ghét nên xấu”, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tác động lên tư tưởng của công chức về vị trí, vai trò của đánh giá và hệ thống các tiêu chí xác định kết quả xếp loại nhằm đưa ra kết của chính xác, khách quan, công bằng nhất.

Thứ hai, có thể sử dụng kết hợp với một số phương pháp khác như: phương pháp quản trị theo mục tiêu, phương pháp mô tả,…trong đánh giá công chức, nhằm đưa ra kết quả đánh giá chính xác nhất.

Với mỗi phương pháp đánh giá có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cần phải biết vận dụng điểm mạnh của mỗi phương pháp từ đó kết hợp tất cả các phương pháp lại với nhau sẽ có kết quả tốt nhất.

3.2.5. Đổi mới quy trình đánh giá công chức

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận của luận văn, tác giả đã trình bày rõ quy trình chuẩn trong đánh giá công chức hiện nay bao gồm 6 bước thực hiện. Sang chương 2 khi nghiên cứu về thực trạng đánh giá công chức tại UBND thị xã Bến Cát, quy trình đánh giá cũng được thực hiện theo 06 bước, nhưng chưa có sự chặt chẽ. Vì vậy, cần xây dựng quy trình đánh giá công chức như sau:

Bước 1: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và chính sách đánh giá

Tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá và chính sách đánh giá là những yếu tố đầu tiên, tiền đề để thực hiện công tác đánh giá. Chính vì vậy, khi thực hiện đánh giá, UBND thị xã Bến Cát cần đưa ra bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá chung cho thị xã, c ng với đó là các chính sách đánh giá và thông báo công khai cho các đơn vị thuộc thị xã biết thực hiện. Trong chính sách đánh giá cần nêu rõ thời gian đánh giá, chủ thể đánh giá, phương pháp đánh giá và đánh giá nhằm mục đích gì?,… Chỉ khi thực hiện được bước này thì công tác đánh giá công chức tại

các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát mới được thực hiện có hiệu quả.

Bước 2: Công chức tự nhận xét, đánh giá

Dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí và chính sách đánh giá được xây dựng, từng công chức sẽ thực hiện việc tự đánh giá. Trong bước thực hiện này, công chức không được thực hiện như trước đây, tức là công chức không được đánh giá ngoài nơi làm việc mà cần được thực hiện tự đánh giá công khai tại cơ quan, đơn vị công tác bằng việc lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị và có sự giám sát của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Còn đối với Trưởng phòng các cơ quan, đơn vị thuộc thị xã được thực hiện trong các cuộc họp, hội nghị có sự góp mặt của Thường trực Thị ủy.

Bước 3: Thu thập thông tin về công chức bị đánh giá

Để có cơ sở dữ liệu trong việc thực hiện đánh giá khách quan, công bằng, chính xác cần thực hiện thu thập những ý kiến đánh giá của các chủ thể khác về công chức bị đánh giá, đối tượng ở đây có thể là: công chức làm việc trong c ng đơn vị, công chức khác thuộc thị xã, nhân dân, chuyên gia,…

Việc thu thập thông tin về công chức bị đánh giá, có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: trao đổi, phỏng vấn, điều tra bảng hỏi, nghiên cứu tài liệu, báo cáo của cơ quan, đơn vị,…và những thông tin thu thập về người bị đánh giá phải có liên quan mật thiết, chặt chẽ với những tiêu chí đánh giá.

Những thông tin thu thập được cần được xử lý kịp thời, sàng lọc để lựa chọn những thông tin, ph hợp, chính xác nhất, tránh tình trạng sử dụng thông tin một cách bữa bãi để đưa ra kết quả đánh giá.

Bước 4: Tập thể công chức cùng làm việc đóng góp ý kiến

Trong bước thực hiện này, từng phòng ban trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát sẽ tổ chức một cuộc họp riêng lẻ dưới sự có mặt đông đủ của Trưởng phòng, các Phó phòng và toàn thể công chức trong phòng. Trong cuộc họp này, từng công chức sẽ được toàn thể công chức khác nhận xét, đánh giá về quá trình làm việc của họ tại cơ quan, đơn vị trên tinh thần dân chủ,

góp ý xây dựng c ng tiến bộ, tránh những định kiến, tư tưởng cá nhân trong đánh giá. Ý kiến đóng góp được lập thành biên bản và thông qua cuộc họp.

Đối với Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát cũng vậy, được thực hiện thông qua cuộc họp có sự góp mặt của Thường trực Thị ủy Bến Cát.

Bước 5: Thủ trưởng trực tiếp nhận xét đánh giá

Căn cứ vào phiếu tự nhận xét, đánh giá của công chức; những thông tin thu thập được về công chức; ý kiến đóng góp của tập thể. Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát sẽ đưa ra những nhận xét đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 81)