2 Kinh nghiệm đánh giá công chức tại quận Hải Châu, Thành phố Đà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 43 - 46)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3. 2 Kinh nghiệm đánh giá công chức tại quận Hải Châu, Thành phố Đà

Đà Nẵng

UBND quận Hải Châu là một trong những địa phương được Thành phố Đà Nẳng triển khai thực hiện mô hình phần mềm hỗ trợ đánh giá kết quả làm việc của cán bộ, công chức. Tháng 11 năm 2016 UBND quận đã tiến hành áp dụng phần mềm hỗ trợ đánh giá kết quả làm việc vào hoạt động đánh giá cán bộ, công chức. Điều này đã tác động tích cực đến chất lượng làm việc của cán bộ, công chức trên địa bàn quận. Việc đổi mới đánh giá này không chỉ tạo sự công bằng cho cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả mà còn góp phần làm cho công tác đánh giá ngày càng đi vào thực chất. Đặc biệt là phân cấp phân hệ “Đánh giá mức độ hài lòng của công dân, tổ chức với dịch vụ hành chính công” tạo điều kiện thuận lợi cho công dân và tổ chức trong việc

Hải Châu đã được Thành phố Đà Nẳng xếp hạng nhất về ứng dụng công nghệ thông tin, hạng hai về kết quả công tác cải cách hành chính và xếp loại xuất sắc về công tác văn thư, lưu trữ so với các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra

Từ thực tiễn đánh giá công chức của một số địa phương trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thực tiễn cho hoạt động đánh giá công chức cấp huyện như sau:

- Một là, cơ quan nhà nước cần xây dựng được bản mô tả công việc là cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ph hợp với vị trí việc làm của công chức

- Hai là, việc nhận xét, đánh giá cần được thực hiện thường xuyên, công khai, dân chủ, có sự đóng góp ý kiến từ nhiều phía và đảm bảo kết quả đánh giá là khách quan, công bằng.

- Ba là, tiêu chí đánh giá phải chú trọng vào hiệu quả công việc, thành tích công tác của công chức vì đây chính là thước đo thực tế năng lực trình độ tri thức, phẩm chất chính trị đạo đức và mức độ cống hiến của công chức.

- Bốn là, cần sử dụng kết hợp các phương pháp trong đánh giá, tránh trường hợp sử dụng độc lập các phương pháp đánh giá để đưa ra kết quả đánh giá chính xác nhất.

- Năm là, sử dụng các kỹ thuật, phương tiện đánh giá hiện đại đảm bảo độ chính xác, giảm thời gian và thủ tục đánh giá.

Tiểu kết chƣơng 1

Công chức nói chung, công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng giữ vai trò quan trọng trong việc thực thi công vụ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, phục vụ nhân dân. Do đó công tác cán bộ, trong đó đặc biệt là đánh giá công chức cấp huyện có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức, nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hành chính nhà nước nói chung, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện nói riêng thi công tác đánh giá công chức thực sự phải coi trọng và Đánh giá công chức phải được xem là một hoạt động mang tính pháp lý và khoa học. Việc tiến hành đánh giá công chức thực tế phải tuân thủ theo những quy định cụ thể của pháp luật.

Chương 1 tập trung vào các nội dung cơ bản như sau:

- Khái niệm liên quan đến đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

- Nội dung đánh giá công chức: mục đích đánh giá, nguyên tắc đánh giá, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá, phương pháp đánh giá,...

- Những bài học kinh nghiệm đánh giá công chức của một số địa phương trong nước.

Chương 1 tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của công tác đánh giá công chức, làm cơ sở cho việc triển khai những nội dung tiếp theo của luận văn.

Chương 2:

THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BẾN CÁT,

TỈNH BÌNH DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 43 - 46)