Về triển khai thực hiện các văn bản pháp lý về đánh giá công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2. Phân tích thực trạng đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên

2.2.1. Về triển khai thực hiện các văn bản pháp lý về đánh giá công chức

chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dƣơng

Đánh giá công chức là một nội dung quan trọng của quản lý và xử dụng công chức. Để làm rõ thực trạng đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát hiên nay, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:

2.2.1. Về triển khai thực hiện các văn bản pháp lý về đánh giá công chức chức

Hiện nay, công tác đánh giá công chức tại UBND thị xã Bến Cát thực hiện dựa trên những văn bản pháp lý sau đây:

- Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008.

- Quy định số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị, với những nội dung liên quan đến công tác đánh giá cán bộ, công chức được đề cập cụ thể, như: mục đích, yêu cầu đánh giá cán bộ, công chức; căn cứ đánh giá; quy trình đánh giá;..

- Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW ngày 24/9/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.

- Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 3 năm 2010 về quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

- Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

- Quy định Số 03-QĐi/TU ngày 18/8/2018 của Thị ủy về Quy định tạm thời tiêu chí nhận xét, đánh giá thường xuyên đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn thị xã Bến Cát.

- Theo Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 13/11/2018 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên và tập

- Công văn số 3157/UBND-NC ngày 04 tháng 12 năm 2018 của UBND thị xã Bến Cát về việc đánh giá, phân loại công cán bộ, công chức, viên chức năm 2018.

Nhìn chung những nội dung cơ bản về đánh giá công chức trong các văn bản quy phạm pháp luật đều được UBND thị xã Bến Cát triển khai một cách nghiêm túc, có kế hoạch và những văn bản hướng dẫn cụ thể.

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy 12/12 cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát chưa ban hành quy chế và các tiêu chí riêng. Căn cứ để đánh giá công chức hàng năm theo quy định của Trung ương, UBND tỉnh, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương và sự chỉ đạo của UBND thị xã thông qua các văn bản pháp lý được nêu trên. Đây là một hạn chế lớn trong công tác đánh giá công chức hàng năm tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã Bến Cát hiện nay.

Các quy định về đánh giá công chức của Luật Cán bộ công chức và các văn bản quy liên quan chỉ quy định chung về nội dung, trình tự, mục đích đánh giá, các tiêu chí đánh giá… còn việc đánh giá cụ thể, chi tiết như thế nào là việc của từng cơ quan, đơn vị. Vì vậy mỗi cơ quan cần phải ban hành quy chế đánh giá công chức cho ph hợp với từng đặc điểm của cơ quan. Quy chế đánh giá công chức của từng cơ quan, đơn vị sẻ cụ thể hóa các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá thời điểm đánh giá công chức được quy định cho ph hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đơn vị và đặc th từng vị trí, yêu cầu công việc, trong đó quan trọng nhất là đưa ra được các tiêu chí đánh giá cụ thể. Trên cơ sở đó công tác đánh giá một cách chính xác kết quả thực thi công vụ của công chức tại các cơ quan chuyên môn.

Một số ý kiến cho rằng, hàng năm đều có văn bản quy đinh của UBND tỉnh Bình Dương, hướng dẫn của Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương về đánh giá phân loại cán bộ, công chức nên không cần thiết phải ban hành quy chế riêng. Công tác đánh giá công chức ở một số cơ quan chưa thực sự được quan tâm lãnh đạo chỉ đạo nện công tác phổ biến, quán triệt các quy định về đánh giá công chức chưa được thực hiện thường xuyên, công chức trong cơ quan ít quan tâm nhiều

đến công tác đánh giá, đều này ảnh hưởng đến kết quả đánh giá cuối c ng đối với công chức dễ thiên về cảm tính, chung chung không dựa vào những căn cứ, tiêu chí cụ thể. Điều này thể hiện qua kết quả khảo sát ý kiến công chức tại cơ quan chuyên môn, 36/75 ý kiến tương đương 48% công chức cho rằng kết quả đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn hiện nay còn hình thức, chưa phản ánh đúng thực tế trong các cơ quan, đơn vị, 13/75 ý kiến tương đương 17.3% công chức cho rằng kết quả đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn hiện nay trung thực, khách quan, công bằng, 26/75 ý kiến tương đương 17.3% công chức cho rằng kết quả đánh giá công chức các cơ quan chuyên môn hiện nay là bình thường.

Thực trạng này cho thấy, khi quy chế đánh giá tại các cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm xây dựng thì công tác đánh giá công chức sẽ gặp nhiều khó khăn, từ sự không quan tâm của chủ thể đánh giá, sự không cụ thể hóa trong nội dung đánh giá, không rõ ràng trong tiêu chí đánh giá dẫn đến tính không chính xác, khách quan công bằng trong đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công chức trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thị xã bến cát, tỉnh bình dương (Trang 53 - 55)