8. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Phân tích kết quả khảo nghiệm
- Khảo sát ý kiến của CBQL và GV về tính cần thiết của các biện pháp do luận văn đề xuất, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL, GV về tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất
TT Biện pháp
Mức độ cần thiết
Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
1 Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ HS về ĐG HS theo định hướng PTNL
149 82% 33 18% 0 0
2 Đổi mới công tác lập kế hoạch
ĐG HS theo định hướng PTNL 139 76% 41 23% 3 1% 3 Đổi mới hoạt động ĐG HS 143 79% 39 21% 0 0
84
TT Biện pháp
Mức độ cần thiết
Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL %
đồng bộ với đổi mới nội dung, PPDH theo định hướng PTNL 4 Ứng dụng công nghệ thông tin
vào QL hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL
118 65% 39 21% 25 14%
5 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL
143 79% 39 21% 0 0
Từ kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV được thể hiện qua bảng 3.2, có thể biểu đạt bằng biểu đồ biểu diễn mức độ tính cần thiết của các biện pháp như sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
Qua biểu đồ 3.1, có thể thấy các biện pháp đưa ra đều được ĐG rất cao
82% 76% 79% 65% 79% 18% 23% 21% 21% 21% 0% 1% 0% 14% 0
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
85
về tính cần thiết, chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp này vào quản lý là một yêu cầu cần thiết đối với các nhà quản lý.
- Khảo sát ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp do luận văn đề xuất, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3.3. Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất
TT Biện pháp
Tính khả thi
Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ HS về ĐG HS theo định hướng PTNL.
140 77% 42 23% 0 0%
2 Đổi mới lập kế hoạch ĐG HS
theo định hướng PTNL 133 73% 49 27% 0 0
3
Đổi mới hoạt động ĐG HS đồng bộ với đổi mới nội dung, PPDH theo định hướng PTNL
136 75% 46 25% 0 0%
4
Ứng dụng công nghệ thông tin vào QL hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL.
71 39% 89 49% 22 12%
5
Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL
116 64% 43 24% 23 12%
Từ kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV được thể hiện qua bảng 3.3, có thể biểu đạt bằng biểu đồ biểu diễn mức độ tính khả thi của các biện pháp như sau:
86
Biểu đồ 3.2. Mức độ tính khả thi của các giải pháp
Qua biều đồ 3.2 có thể thấy tỷ lệ ĐG mức độ khả thi của các biện pháp là khá cao, ngoại trừ biện pháp 4 và biện pháp 5. Điều này chứng tỏ các biện pháp có tính khả thi khá cao và có khả năng áp dụng đạt kết quả rất lớn. Tổng kết kết quả của bảng số liệu 3.2 và 3.3 và biểu đồ 3.1 và 3.2 chúng ta thu được kết quả như sau:
82% 76% 79% 65% 79% 77% 73% 75% 39% 64%
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
Cần thiết Khả thi 77% 73% 75% 39% 64% 23% 27% 25% 49% 24% 0% 0% 0% 12% 12%
Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5
87
Biểu đồ 3.3 tổng hợp các ý kiến thăm dò cho thấy tất cả các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi rất cao, ngoại trừ biện pháp 4. Điều này chứng tỏ các biện pháp quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL do luận văn đề xuất là cần thiết và có tính khả thi.
Đối với biện pháp 1: “Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, cha mẹ HS về đánh giả HS theo định hướng PTNL” là biện pháp được cho là cần thiết và khả thi nhất với tỷ lệ rất cao, lần lượt là 82% và 77%. Chứng tỏ việc tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho CBQL, GV, cha mẹ HS là hết sức quan trọng và cần thiết.
Các biện pháp: “Đổi mới lập kế hoạch ĐG HS theo định hướng PTNL”,
“Đổi mới hoạt động ĐG HS đồng bộ với đổi mới nội dung, PPDH theo định hướng PTNL”, “Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL” đều được ĐG là khả thi và cần thiết với tỷ lệ ĐG dao động từ 64% đến 79%. Điều này chứng tỏ rằng các biện pháp này khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả.
Biện pháp “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL” mặc dù có tỷ lệ ĐG mức độ cần thiết là khá cao (65%) nhưng tỷ lệ ĐG mức độ khả thi lại ở mức thấp, chỉ đạt 39%. Điều đó cho thấy vẫn còn một bộ phận CBQL, GV chưa thật sự năng động, song về cơ bản biện pháp này hoàn toàn có thể tiến hành được nếu áp dụng đúng thời điểm.
Kết luận chương 3
Nội dung chương 3 tập trung nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định dựa trên cơ sở lý luận đã được tổng hợp, nghiên cứu (chương 1) và kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL tại các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định (chương 2).
88
Chương này đã chỉ rõ các nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL. Đó là những luận điểm có tính chất nền tảng cho việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL ở các trường tiểu học huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Qua kết quả khảo sát, chúng tôi thấy các biện pháp do luận văn đề xuất đếu có tính cần thiết và khả thi cao.
Các biện pháp được đề xuất có tác động vào tất cả các khâu của quá trình quản lý từ công tác lập kế hoạch, đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đồng thời tác động vào tất cả các thành tố tham gia vào hoạt động đánh giá HS theo định hướng PTNL. Từ đó tạo nên tác động tổng hợp và đồng bộ đến công tác quản lý hoạt động ĐG HS cũng như quá trình đổi mới hoạt động dạy học nói chung trong các trường tiểu học trên địa bàn huyện.
Các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau; vì vậy khi áp dụng cần phải thực hiện đồng bộ, thực sự linh hoạt thì mới đạt hiệu quả cao. Dĩ nhiên, khi vận dụng các biện pháp do luận văn đề xuất cũng cần phải xem xét điều kiện thực tế của từng trường, từ cơ sở vật chất đến khả năng của đội ngũ CBQL, GV, HS, phụ huynh HS và sự hỗ trợ, quan tâm của các cấp, các ngành có liên quan, các mối quan hệ xã hội,… thì mới mang lại hiệu quả.
Các biện pháp do luận văn đề xuất cũng góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý hoạt động ĐG HS theo định hướng PTNL ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện.
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, đề xuất các biện pháp khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong sự đóng góp của đội ngũ CBQL, GV của các trường và các đồng nghiệp, để khi thực hiện các biện pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ