Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng HĐND và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 39 - 40)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng HĐND và

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN PHÒNG HĐND VÀ UBND HUYỆN VĨNH THẠNH VĨNH THẠNH

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Văn phòng HĐND và UBND huyện Vĩnh Thạnh UBND huyện Vĩnh Thạnh

Huyện Vĩnh Thạnh nằm phía Tây bắc tỉnh Bình Định, Tây và Tây bắc giáp các huyện An Khê và K'Bang (Gia Lai), Kon Plong (Kon Tum) và huyện An Lão; Đông và Đông bắc nối liền các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ, Phù Cát. Phía Nam sát cánh cùng huyện Tây Sơn và Vân Canh.

Vĩnh Thạnh vốn là những làng của ngƣời dân tộc Bana. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, ngƣời Kinh lên vùng đất này lập nghiệp dựng xóm ấp cho đến cuối năm 1945, những làng vùng này thuộc Tổng Vĩnh Thạnh của huyện Bình Khê (nay là huyện Tây Sơn) và Tổng Kim Sơn của huyện Hoài Ân.

Tháng 4 năm 1947 tỉnh Bình Định lập 4 huyện miền núi: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, Kim Sơn và An Lão. Tên huyện Vĩnh Thạnh bắt đầu từ đó.

Khoảng cuối năm 1952, theo chủ trƣơng của Khu 5, huyện Vĩnh Thạnh nhập vào tỉnh Gia-Kon, đến tháng 7-1954 trở về thuộc tỉnh Bình Định. Cho đến năm 1954 toàn huyện Vĩnh Thạnh gồm 50 làng thuộc 11 xã: Vĩnh An, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Kim, Vĩnh Châu, Vĩnh Trƣờng, Vĩnh Bình, Vĩnh Nghĩa, Vĩnh Hƣng và Vĩnh Thuận.

Năm 1961, nhằm động viên nhân dân bƣớc vào cuộc chiến đấu mới chống giặc Mỹ xâm lƣợc và để giữ bí mật, lãnh đạo tỉnh đã lấy tên sông núi, tên ngƣời có công đặt tên cho xã (nhƣ núi Yang Điêng thay cho tên gọi xã Vĩnh Hiệp, suối LơPin là xã Vĩnh Trƣờng, Bok Toih là xã Vĩnh Bình…) và các chữ cái kèm con số đặt tên

cho một số làng từ đó mới có các tên mật danh: M6 (Làng Lơ Ye), K11 (Kon Kriêng), N3 (Đe Klăng), O5 (Kon Trinh)…

Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc (1954 - 1975) do đòi hỏi của các công tác chống địch và sản xuất, việc tách, nhập làng ở Vĩnh Thạnh luôn luôn xảy ra (cuối năm 1955 toàn huyện có 60 làng, đến năm 1971 còn 40 làng, đến năm 1974 là 45 làng).

Năm 1976, hai huyện Vĩnh Thạnh và Bình Khê hợp thành huyện Tây Sơn. Năm 1982 lập lại huyện Vĩnh Thạnh gồm 6 xã trong đó có 5 xã miền núi (Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hòa) và xã trung du Bình Quang.

Năm 1986 tỉnh điều chỉnh địa giới 3 xã Bình Quang, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo thành 4 xã: Vĩnh Hiệp, Vĩnh Hảo, Vĩnh Thịnh, Vĩnh Quang.

Hiện nay toàn huyện có 57 thôn, làng nằm trong 8 xã, 01 thị trấn: Vĩnh Sơn, Vĩnh Kim, Vĩnh Hảo, Vĩnh Hòa, Vĩnh Thuận, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Quang, Vĩnh Thịnh và thị trấn Vĩnh Thạnh.

Phòng Giáo dục và Đào Tạo huyện Vĩnh Thạnh thành lập ngày 01-07-1982 tại địa chỉ Khu phố Định Tố, thị trấn Vĩnh Thạnh, Huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên tại văn phòng hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 39 - 40)