8. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nƣớc
Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả công việc đầu ra. Trong cơ chế quản lý tài chính mới, cần thiết lập các thƣớc đo về kết quả và hiệu quả công việc chứ không chú trọng vào các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm hay kết quả đó. Cách thức quản lý tài chính dựa trên cơ sở nguồn lực đầu vào mang nặng tính chủ quan, duy ý chí, áp đặt từ phía các cấp đƣợc phân bổ nguồn lực. Điều đó thƣờng dẫn đến các kết cục là:
- Hiệu lực quản lý thấp.
- Không gắn kết đƣợc kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt đƣợc. - Tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động.
- Bất cập ngay từ khâu chuẩn bị xây dựng dự toán, khi cấp dƣới luôn luôn thiếu, cấp trên luôn bị áp lực về sự giới hạn của nguồn lực trong duyệt và phân bổ ngân sách cho cấp dƣới.
- Phân bổ kinh phí mang tính cào bằng, dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.
Để khắc phục tình trạng này, cần nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hƣớng trao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán; cần đổi mới phƣơng thức cấp phát ngân sách từ cấp phát và phân bổ kinh phí dựa theo nguồn lực có hạn ở đầu vào sang cấp phát và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, gắn với kết quả đầu ra. Trên cơ sở hệ thống định mức chi tiêu Nhà nƣớc ban hành, Văn phòng căn cứ vào chức năng
nhiệm vụ của mình để xây dựng dự toán ngân sách đồng thời thực hiện việc chi tiêu theo đúng quy định. Thông qua hệ thống tiêu chuẩn này, Văn phòng đƣợc quyền chủ động chi tiêu thực hiện nhiệm vụ mà không phải làm các thủ tục đề nghị, xin phép với cơ quan Nhà nƣớc.
Quản lý, cấp phát kinh phí ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với quy trình quản lý ngân sách trung hạn là một phƣơng thức ƣu việt trong phân bổ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nƣớc. Áp dụng phƣơng thức này sẽ góp phần khắc phục các bất cập của cách thức quản lý, lập và phân bổ ngân sách kiểu truyền thống, đặc biệt là góp phần tăng quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán, tăng hiệu lực quản lý và sử dụng nguồn lực ngân sách.
- Tăng cƣờng việc chỉ đạo, xây dựng các văn bản hƣớng dẫn các nghiệp vụ, quy định quản lý tài chính - ngân sách theo thẩm quyền cấp huyện, đúng chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nƣớc, phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng nhằm chỉ đạo thực hiện thống nhất trên toàn huyện nhƣ quy định về hồ sơ, chứng từ thanh toán chi ngân sách thƣờng xuyên của chính quyền địa phƣơng theo giá trị thanh toán, hƣớng dẫn, quy định về mua sắm hàng hóa chuyên môn, quy định tiêu chuẩn ghi nhận tài sản ...
- Tăng cƣờng việc kiểm tra thực hiện dự toán, quyết toán ngân sách huyện, kiên quyết yêu cầu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục hoặc xuất toán đối với các khoản chi thƣờng xuyên chƣa đủ hồ sơ thủ tục theo quy định đối với từng khoản chi hoặc phạm vi chế độ, định mức tiêu chuẩn NSNN.
- Chủ động bổ sung dự toán ngân sách cuối năm nhất là các khoản chi mua sắm, sữa chữa khi bổ sung phải tính đến thời gian cho đơn vị đủ để thực hiện việc mua sắm sữa chữa. Cụ thể các khoản sửa chữa phải bổ sung chậm nhất là cuối quý III, các khoản mua sắm chậm nhất là cuối tháng 11 của năm
ngân sách, có nhƣ vậy đơn vị mới có thời gian thực hiện mua sắm sữa chữa theo chế độ đƣợc.