7. Kết cấu của đề tài
1.2.4. Đặc điểm quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN
Công tác quản lý thu tùy thuộc vào các văn bản quy phạm pháp luật trong từng giai đoạn. Hiện nay, công tác quản lý thu có những quy định chung như sau:
a. Công tác quản lý từ đơn vị sử dụng lao động
-Tham gia lần đầu: lập hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH, nộp tiền đóng theo quy định, phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho NLĐ.
đóng, số tiền phải đóng, truy thu, thay đổi, điều chỉnh thông tin đóng BHXH -Cấp lại sổ BHXH, điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH của người lao động: đơn vị nhận hồ sơ, xác nhận tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH đối với các trường hợp điều chỉnh thông tin cá nhân và nộp kịp thời cho cơ quan BHXH. Sau đó nhận sổ BHXH từ cơ quan BHXH trả cho người lao động.
-Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng BHXH từ cơ quan BHXH, kiểm tra, đối chiếu, nếu có sai lệch, phối hợp với cơ quan BHXH để giải quyết.
-Định kỳ 6 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH, cho người lao động.
-Hằng năm, nhận thông tin đóng BHXH của người lao động do cơ quan BHXH cung cấp để niêm yết công khai tại đơn vị.
b. Công tác quản lý từ cơ quan bảo hiểm xã hội Bộ phận một cửa:
-Nhận hồ sơ: Nhận hồ sơ, kiểm đếm thành phần và số lượng hồ sơ, kiểm tra các thông tin trong hồ sơ liên quan đến cá nhân tham gia BHXH như họ tên, ngày sinh, giới tính, số chứng minh nhân dân,...
-Chuyển hồ sơ đến Phòng/Tổ Quản lý thu: hồ sơ đăng ký tham gia, điều chỉnh mức đóng; hồ sơ truy thu, hoàn trả; các trường hợp thay đổi, cải chính các yếu tố về nhân thân, chức danh người tham gia...
-Nhận lại từ Phòng/Tổ Quản lý thu, Phòng/Tổ Cấp sổ, thẻ hồ sơ các trƣờng hợp không đúng, không đủ để trả đơn vị.
-Nhận lại kết quả xử lý từ Phòng Cấp sổ, thẻ để trả cho đơn vị, người lao động.
-Hằng tháng, nhận thông báo kết quả đóng của các đơn vị từ Phòng/Tổ Quản lý thu để gửi cho đơn vị.
Tổ Quản lý thu:
-Nhận hồ sơ từ các phòng chuyên môn/bộ phận khác và kiểm tra, đối chiếu các chỉ tiêu trên danh sách, tờ khai với dữ liệu điện tử của đơn vị trong chương trình quản lý thu. Cập nhật dữ liệu vào chương trình quản lý thu các trường hợp có hồ sơ đúng, đủ và in bảng tổng hợp chuyển Phòng Sổ thẻ. Nếu hồ sơ không đúng, không đủ theo yêu cầu thì trả lại bộ phận một cửa để trả lại đơn vị.
-Hằng tháng, sau khi chốt dữ liệu trong chương trình quản lý thu, thực hiện in:
•Thông báo kết quả đóng BHXH để gửi đơn vị
•Bảng tổng hợp số phải thu gửi Phòng/Tổ Kế hoạch – Tài chính (KHTC) •Báo cáo chi tiết đơn vị nợ BHXH gửi Phòng/Tổ Khai thác - Thu nợ •Báo cáo nghiệp vụ để gửi BHXH cấp trên
-Hằng quý, thực hiện in: Các báo cáo nghiệp vụ để gửi BHXH cấp trên và lưu tại BHXH tỉnh, huyện theo quy định.
Tổ Cấp sổ, thẻ
- Nhận hồ sơ do các Phòng/Tổ khác chuyển đến; kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, danh sách với dữ liệu trong chương trình quản lý thu; rà soát dữ liệu để cấp sổ BHXH, thẻ BHYT tránh cấp trùng.
-Hằng quý, in báo cáo tổng hợp danh sách cộng nối thời gian tham gia BHXH gửi BHXH Việt Nam
+ Hằng năm, in Tờ rời sổ BHXH xác nhận thời gian đã đóng BHXH, BHTN năm trước (đến 31/12) để gửi cho người tham gia BHXH bắt buộc.
+ Tháng 01 hằng năm, in thông báo kết quả đóng BHXH, chuyển bộ phận một cửa gửi cho đơn vị.
Tổ Kế hoạch – Tài chính:
đã thu BHXH của đơn vị vào chương trình quản lý
-Hằng tháng: Nhận Bảng tổng hợp số phải thu hằng tháng đối với mỗi đơn vị tham gia BHXH để hạch toán, ký xác nhận và chuyển lại cho Phòng/Tổ Quản lý thu; đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu với Phòng/Tổ Quản lý thu.
-Trường hợp cập nhật sai số liệu thì lập chứng từ điều chỉnh theo quy định.
Công nghệ thông tin
Quản lý dữ liệu thu, nhận dữ liệu thu của BHXH huyện gửi về để tổng hợp toàn tỉnh và chuyển về Trung tâm Công nghệ thông tin BHXH Việt Nam theo quy định để tích hợp vào cơ sở dữ liệu dùng chung.
c. Quản lý tiền thu
-Hình thức đóng: Chuyển tiền đóng BHXH đến tài khoản chuyên thu mở tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.
-Chuyển tiền thu:
BHXH cấp tỉnh, cấp huyện chuyển toàn bộ số tiền đã thu kịp thời về tài khoản chuyên thu của cấp trên vào các ngày 10, 25 hàng tháng. Riêng ngày cuối năm BHXH cấp dưới chuyển toàn bộ số tiền thu có trong tài khoản chuyên thu lên BHXH cấp trên theo quy định.
-Tính lãi chậm đóng:
Đơn vị đóng BHXH chậm đóng quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc chưa đóng. Mức lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng), tính bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề theo tháng do BHXH Việt Nam công bố.
-Tính lãi phần truy thu: Các trường hợp truy thu: + Truy thu do trốn đóng
+ Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH người lao động. + Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
1.3. KIỂM SOÁT THU TRONG ĐƠN VỊ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.3.1. Khái niệm, mục tiêu kiểm soát thu tại bảo hiểm xã hội
Thu BHXH là một khoản phải nộp bằng tiền mà NLĐ và đơn vị SDLĐ có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo Luật với Nhà nước (nộp vào quỹ BHXH) dùng để bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi LĐ hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH .
Kiểm soát thu BHXH là chức năng quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực thu BHXH. Đó là kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật BHXH của NLĐ và đơn vị SDLĐ và các quy trình quản lý thu BHXH do cơ quan BHXH ban hành nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ và thu kịp thời tiền thu BHXH vào quỹ BHXH, đồng thời đề cao tính tự giác chấp hành chính sách, pháp luật BHXH và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị SDLĐ trong việc hoạt động, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ BHXH. Nội dung kiểm soát thu BHXH ngày càng được sửa đổi bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Với mục tiêu ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH, đảm bảo bao quát hết nguồn thu, thu đúng thu đủ, chính xác, kịp thời, hiệu quả, đơn giản thì kiểm soát thu BHXH là việc cần làm thường xuyên, liên tục của BHXH các cấp. Kiểm soát thu BHXH đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý thu và trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, cụ thể:
Mục tiêu về sự hữu hiệu, hiệu quả: Kiểm soát thu BHXH giúp thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản đóng BHXH là cơ sở để có thể thực hiện được việc chi trả đầy đủ các quyền lợi về BHXH cho NLĐ và gia đình
họ, giúp cân đối quỹ BHXH. Ngoài ra, kiểm soát thu BHXH nhằm cải cách quy trình thủ tục thu BHXH, chuẩn hóa dần công tác quản lý thu BHXH, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý BHXH, chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ thu BHXH.
-Sự đảm bảo tính công bằng trong xã hội, tính tuân thủ pháp luật của các đơn vị SDLĐ: kiểm soát thu BHXH nhằm đề cao ý thức tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về BHXH, hạn chế những tình trạng trốn đóng BHXH; ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi gian lận về BHXH, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh giữa các đơn vị.
1.3.2. Nguyên tắc kiểm soát thu trong đơn vị bảo hiểm xã hội
Dựa vào chính sách của Đảng, Nhà nước, của địa phương: BHXH là chính sách của Nhà nước, chính sách này thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, việc thu BHXH phải theo đúng quy định, đúng chính sách, theo đúng luật. Thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước, cấp ủy, địa phương: Thông qua chính sách BHXH thể hiện rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, địa phương là đảm bảo đời sống cho NLĐ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Chính xác, trung thực, đúng phạm vi, đúng đối tượng: NLĐ, đơn vị SDLĐ có tham gia BHXH, thì mới có hưởng các chế độ BHXH. BHXH là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn LĐ và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất dựa trên cơ sở quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật. BHXH là một bộ phận của hệ thống bảo đảm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc có đóng góp.
Không làm thiệt thòi cho NLĐ, đơn vị SDLĐ: NLĐ, đơn vị SDLĐ đóng BHXH theo mức lương nào, được hưởng chế độ BHXH theo mức lương đó. BHXH thực hiện phân phối trên cơ sở mức đóng góp vào quỹ BHXH. Tỷ
lệ đóng góp và mức hưởng trợ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với tiền lương, thu nhập của người tham gia. NLĐ hưởng tiền chế độ BHXH dựa trên mức thu nhập tham gia BHXH.