7. Kết cấu của đề tài
3.2.3. Hoàn thiện hoạt động kiểm soát tại bảo hiểm xã hội huyện
a. Hoàn thiện các hoạt động kiểm soát đối với đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Tiền lương, tiền công của của người LĐ ở cơ quan, đơn vị và ở mỗi doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN khác nhau, do đó tăng cường kiểm soát tiền lương, tiền công của người LĐ đóng vào các quỹ BHXH, quỹ BHYT là trách nhiệm của cơ quan BHXH và của cán bộ chuyên quản thu nhằm chống thất thoát nguồn thu vào các quỹ theo quy định của luật.
- Kiểm soát chặt chẽ tiền lương, tiền công của người lao động khi đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhất là doanh nghiệp cơ chế tiền lương, tiền công do người chủ SDLĐ quyết định.
Theo quy định tại khoản 2 điều 94 luật BHXH thì “ Đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động ”, do vậy để tránh trình trạng doanh nghiệp quy định nhiều khoản phụ cấp và các khoản phụ cấp lớn hơn nhiều lần tiền lương, tiền công làm giảm mức đóng vào quỹ BHXH, gây thiệt thòi cho người lao động khi về hưu (tỷ lệ lương hưu bình quân thấp) cần phải kiểm soát chặt chẽ mức tiền lương, tiền công trên hợp đồng lao động theo thang bảng lương đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động và hạng doanh nghiệp. Đây là một hình thức giảm quỹ BHXH, quỹ BHYT mà chủ SDLĐ “ lách luật ” để không chi ra nộp vào quỹ BHXH, BHYT, BHTN từ 21% tiền lương, tiền công của người lao động (trong tổng số 32%, người SDLĐ đóng 21,5%, người lao động đóng 10,5% ).
- Hoàn thiện quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN kết hợp với việc xét duyệt chi các chế độ BHXH, BHYT để đảm bảo thu BHXH, BHYT, BHTN đầy đủ, kịp thời, giải quyết đúng chế độ, đúng đối tượng và thực hiện đảm
bảo theo nguyên tắc của luật BHXH “ có đóng, có hưởng ” và “ mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH”.
b. Đánh giá sự hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Để tăng cường tính hiệu quả của các hoạt động kiểm soát người viết đề xuất thủ tục kiểm soát rất quan trọng, đó là thủ tục đánh giá mức độ hài lòng của tham gia BHXH, BHYT đối với cơ quan BHXH và đơn vị SDLĐ. Thủ tục thiết lập bản câu hỏi để đo lường sự hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhằm mục đích như sau: (phụ lục 07)
- Xét trên phương diện của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN thì thủ tục đánh giá sự hài lòng của người tham gia giúp cho cơ quan BHXH kiểm tra, kiểm soát hai vấn đề, đó là:
+ Các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN có thực hiện nghiêm túc đầy đủ và đúng quy định của pháp luật cho người LĐ trong đơn vị không.
+ Để phát hiện cán bộ thu có thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm soát, các quy trình thu hoặc có thông đồng với đơn vị SDLĐ gian lận nguồn thu, làm thiệt hại cho người LĐ hay không.
- Xét trên phương diện giám sát: Thủ tục này tạo ra kênh thông tin để đánh giá mức độ hiệu quả các hoạt động kiểm soát, giúp cho công tác đánh giá các quy trình thu đảm bảo tính khoa học, đảm bảo chặt chẽ, hạn chế rủi ro; - Về nội dung thủ tục đánh giá theo “Mẫu câu hỏi đo lường sự hài lòng của người tham gia BHXH, BHYT, BHTN” nhằm thu thập và phân tích các ý kiến của “người LĐ” (bao gồm cả ý kiến khen lẫn ý kiến phản đối), từ đó tiến hành phân tích các ý kiến của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH, BHYT, BHTN nhằm đánh giá mức độ hài lòng và những ý kiến không hài lòng về từng loại hình tham gia BHXH, BHYT.
hàng quý, 6 tháng và cuối năm gửi bản câu hỏi đến địa chỉ người LĐ hiện cơ quan BHXH quản lý thu theo hình thức chọn mẫu và những cán bộ đại diện cho đơn vị SDLĐ thường xuyên đến quan hệ giao dịch với cơ quan BHXH.
- Thành lập bộ phận xử lý với chức năng soạn thảo bản câu hỏi và quản lý toàn bộ thông tin phản hồi để tổng hợp, xử lý các ý kiến của người tham gia, từ đó phân tích đánh giá tình hình để phát hiện sai phạm, yếu kém trong việc thực hiện các thủ tục KSNB ở các quy trình thu BHXH, BHYT. Để thực hiện có hiệu quả thủ tục kiểm soát nêu trên thì bộ phận này phải độc lập với cán bộ thu và thành phần gồm Giám đốc, Tổ trưởng tổ Tiếp nhận hồ sơ và bộ phận kiểm soát như đã giới thiệu trên. Giám đốc là người đưa ra những quyết định cần thiết nhằm cải tiến quy trình thu, cải tiến chất lượng phục vụ và chuyển những ý kiến khách hàng về khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thu cho bộ phận kiểm soát để tiến hành điều tra, kiểm tra kiểm soát việc gian lận, vi phạm pháp luật.
c. Các giải pháp khác để hoàn thiện hoạt động kiểm soát
- Đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát các thông tin thông qua các tài liệu như sổ hộ khẩu, giấy khai sanh,… nhằm kiểm soát mức giảm đóng (theo quy định tại khoản 13, điều 18 của Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam).
- Khởi kiện các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN có giá trị lớn và thời gian kéo dài.
- Áp dụng chế độ ngày nghỉ trong năm theo quy định của Bộ luật Lao động cho cán bộ thu để phân công cán bộ nghiệp vụ khác làm thay nhằm phát hiện những gian lận có thể xảy ra khi cán bộ nghiệp vụ thu thông đồng với Doanh nghiệp chiếm đoạt quỹ BHXH, BHYT.
- Xây dựng chế độ luân chuyển cán bộ không để một người quản lý thu đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN trên 3 năm.