Nhận biết và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu tại bảo hiểm xã hội huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Nhận biết và đánh giá rủi ro

Cơ quan BHXH huyện Phù Mỹ là đơn vị hành chính sự nghiệp, còn mang nặng tính bao cấp, cấp phát. Do đó, ban lãnh đạo chưa có sự quan tâm thích đáng đến các rủi ro. Cơ quan BHXH huyện Phù Mỹ chỉ căn cứ theo đúng quy định Nhà nước về thu BHXH và giải quyết chế độ BHXH. Có đề ra sứ mạng và định hướng phát triển trong tương lai. Mục tiêu chung được phổ biến đầy đủ cho tất cả cán bộ, viên chức toàn cơ quan. Có xây dựng các tiêu chí định lượng để đánh giá hoàn thành mục tiêu của cán bộ, viên chức.

Cơ quan BHXH chưa phân tích và đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro liên quan đến hoạt động thu BHXH. Chưa xây dựng một quy trình giám sát chặt chẽ các rủi ro và có kế hoạch đối phó trong các trường hợp có sự biến động đột xuất về cơ cấu tổ chức, chính sách.

Việc đánh giá rủi ro hiện nay mang tính chủ quan, cảm tính nên việc thu BHXH chủ yếu dựa trên sự đánh giá nhân viên thu, thiếu sự kiểm tra lại thông tin.

Cơ quan không có bộ phận dự báo rủi ro riêng biệt, các bộ phận tư vấn rủi ro cho Ban lãnh đạo. Cơ quan không có biện pháp nào để đánh giá rủi ro, không có các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của rủi ro.

Một số rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thu BHXH tại BHXH huyện Phù Mỹ:

- Đơn vị SDLĐ không đóng BHXH, cố tình không kê khai đủ số người thuộc diện tham gia BHXH hoặc chuyển NLĐ sang chế độ hợp đồng thời vụ; sau đó thanh lý hợp đồng trên danh nghĩa, để không tham gia BHXH cho NLĐ.

-Tiền lương, tiền công của NLĐ ở loại hình ngoài quốc doanh thì do chủ SDLĐ đăng ký tham gia BHXH ở mức thấp hơn so với thực tế làm thất thoát nguồn thu vào quỹ BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ.

-Đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình không kê khai hết thành viên trong hộ, hoặc kê khai thêm than viên khác mà không nằm trong hộ để được giảm trừ mức đóng BHYT. Đại lý thu khi lập mẫu D03-TS danh sách tham gia BHYT còn sai sót về họ tên, ngày tháng năm sinh của đối tượng làm ảnh hưởng đến quyền lợi khám chữa bệnh cho người tham gia.

- Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện khi làm tờ khai đăng kí tham gia tại đại lý thu kê khai thông tin cá nhân còn sai sót, đăng kí mức đóng và phương thức đóng chưa phù họp với thu nhập cá nhân.

 Giai đoạn quản lý thu:

-Chuyên quản thu vừa giải quyết hồ sơ, vừa quản lý đơn vị nên sau một thời gian có thể thông đồng, hướng dẫn đơn vị giả mạo hồ sơ, chỉnh sửa hồ sơ không đúng với thực tế nhằm trục lợi quỹ BHXH. Ví dụ như hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ truy đóng thêm thời gian cho NLĐ nhằm đủ điều kiện hưởng thai sản. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp đóng hộ người lao động đang mang thai, đóng đủ 6 tháng trước sinh để hưởng chế độ thai sản, sau đó báo nghỉ giảm hẳn. Hoặc những trường hợp khi có trường hợp không đủ thời gian công tác hoặc gián đoạn từ 01 tháng trở lên, cán bộ thu có thể thông đồng với đơn vị để làm giả hồ sơ, truy đóng để NLĐ đủ điều kiện về quá trình tham gia để xét vào biên chế, đặc biệt là giáo viên.

-Khi đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ vào cơ quan BHXH để đăng ký tham gia BHXH cho NLĐ, cơ quan BHXH chỉ dựa vào bảng đăng ký của đơn vị để

nhập liệu vào chương trình quản lý chứ chưa đi xuống đơn vị để kiểm tra tình hình hoạt động, số lượng lao động thực tế tại đơn vị đang làm việc.

-Cán cán bộ chuyên quản thu chỉ dựa vào bảng lương đăng ký của đơn vị SDLĐ so với lương tối thiểu vùng để làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động chứ chưa thực sự kiểm soát được tiền lương nhận thực tế của người lao động nhằm làm căn cứ thu BHXH.

-Không thu đủ và đúng mức phải nộp vào quỹ BHXH

-Chủ SDLĐ thu khoản trích đóng BHXH từ tiền lương, tiền công của NLĐ nhưng không đóng cho cơ quan BHXH. Nói cách khác, người SDLĐ đã chiếm dụng tiền đóng BHXH của NLĐ để sử dụng vào các mục đích khác của mình.

-Chuyên quản thu nhập nhầm hồ sơ của đơn vị, tăng lao động của đơn vị này nhưng nhập nhầm đơn vị khác.

Giai đoạn quản lý nợ:

-Chủ SDLĐ trì hoãn việc nộp tiền BHXH để chiếm dụng vào mục đích khác dù tình trạng hoạt động của đơn vị vẫn bình thường, thậm chí hoạt động tốt.

-Chủ SDLĐ dù đã đăng ký tham gia theo quy định pháp luật nhưng lại không thực hiện việc trích nộp tiền BHXH lên cơ quan BHXH theo quy định.

Hiện nay tại cơ quan BHXH huyện Phù Mỹ số đơn vị, người tham gia BHXH ngày càng tăng, bên cạnh đó số lượng nhân viên chuyên quản thu còn mỏng và hạn chế về trình độ năng lực nên không thể tránh khỏi tình trạng thu không đủ, không đúng số tiền đóng BHXH.

Việc nợ đóng BHXH của các đơn vị trong những năm gần đây tuy có giảm nhưng vẫn còn tồn tại tình trạng nợ đọng BHXH và đặc biệt là các đơn vị nợ lâu năm gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

Đánh giá:

BHXH huyện Phù Mỹ là đơn vị sự nghiệp công, thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước theo quy định của pháp luật, còn mang nặng tính hành

chính nên việc nhận dạng các rủi ro và phân tích, đánh giá các rủi ro trong ngành BHXH cũng đã có những hoạt động kiểm soát nhưng còn mang tính chủ quan, thụ động trong việc quản lý rủi ro, chỉ khi nào xảy ra hậu quả mới khắc phục; bên cạnh đó thì lựa chọn cách thức đối phó rủi ro chưa khoa học nhằm giảm thiểu các rủi ro nên hoạt động thu BHXH qua các năm chưa tương xứng với khả năng hiện có trên địa bàn huyện, số lao động kê khai tham gia BHXH chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu thống nhất theo kê khai danh sách tham gia BHXH của người SDLĐ làm ảnh hưởng đến thực hiện chính sách cho người lao động. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyên phần lớn là các tiểu thương nhỏ ở địa phương đăng ký mức đóng còn thấp chưa tương xứng với thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu tại bảo hiểm xã hội huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)