7. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Hoàn thiện môi trường kiểm soát tại bảo hiểm xã hội huyện
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức các bộ phận phù hợp để dễ dàng truyền đạt thông tin, tiến đến xây dựng và hoàn thiện bộ máy KSNB khi Chính phủ ban hành Nghị định về KSNB trong hoạt động sự nghiệp công theo quy định tại điều 6 của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005; trước mắt cần phải thiết kế, xây dựng và vận hành 1 hệ thống KSNB phù hợp và hiệu quả bằng việc tạo ra một môi trường kiểm soát trung thực và minh bạch với đầy đủ các thủ tục kiểm soát để hạn chế rủi ro và gian lận có thể xảy ra, đồng thời việc kiểm soát này cần liên tục, trao đổi, cập nhật và giám sát để đảm bảo hệ thống KSNB đạt mục tiêu quản lý, kiểm soát trong đơn vị.
- Nâng cao văn hoá môi trường kiểm soát: tính tuân thủ pháp luật; đạo đức CBVC; đảm bảo quyền lợi của CBVC với trách nhiệm nghề nghiệp.
- Hình thành quan điểm về ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT là chính sách nhân đạo, nhân văn và đem lại lợi ích trong tương lai của người lao động cho cán bộ viên chức trong ngành BHXH, đồng thời tùy theo đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN để có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.
- Nâng cao chất lượng đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ viên chức trong ngành BHXH qua nhiều hình thức phù hợp. Tổ chức hội thảo, tập huấn cho CBVC làm công tác thu những quy định mới, những phát
sinh đã xảy ra và kinh nghiệm của một số BHXH huyện, tỉnh, thành phố khác để hạn chế rủi ro.
- Khi tuyển dụng viên chức cần có các tiêu chuẩn tối thiểu rõ ràng về trình độ đối với từng chức danh công việc để họ có đủ năng lực đảm bảo công việc, có khả năng phát hiện rủi ro và có giải pháp ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra, đó là:
+ Trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm công tác thu; + Khả năng hỗ trợ, phối hợp với đồng nghiệp khác.
- Phân chia quản lý số đơn vị tham gia (số lao động, tiền lương, tiền công ); địa bàn quản lý thu; mức độ phứt tạp của từng loại hình thu (HCSN, DNNQD, DNNN, Cty Cổ phần,….)
- Hệ thống ngành BHXH cần xây dựng những quy trình, chức danh công việc cho từng cán bộ CCVC ở từng hoạt động cụ thể nhằm đảm bảo tính đồng bộ, chính xác và khoa học. Đồng thời, xây dựng bảng mô tả công việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể cho từng vị trí làm việc để tránh việc thực hiện công việc chồng chéo.