Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu tại bảo hiểm xã hội huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 80 - 87)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Mức đóng BHXH, BHYT, BHTN

* Căn cứ, phương thức và mức đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ đóng BHXH bắt buộc:

Luật BHXH số 58/2014/QH13 ban hành ngày 20/11/2014 kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 hướng dẫn cụ thể về tiền lương làm căn cứ thu BHXH như sau:

Tiền lương do Nhà nước quy định

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm

niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại điểm này bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Người lao động quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Điều 4 thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương cơ sở.

Tiền lương do đơn vị quyết định

Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật

lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách tại các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty nhà nước sau cổ phần hóa; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là tiền lương theo chế độ tiền lương của cơ quan, tổ chức đang công tác trước khi được cử làm đại diện phần vốn nhà nước.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách tại các tập đoàn, tổng công ty, công ty là tiền lương theo chế độ tiền lương do tập đoàn, tổng công ty, công ty quyết định.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều này cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bằng 20 tháng lương cơ sở.

Mức đóng BHXH bắt buộc

Mức đóng BHXH của các đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017, cụ thể như sau:

- Mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng của các đối tượng số nêu trên được tính theo mức tiền lương tháng thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Mức đóng BHXH bắt buộc của NSDLĐ và NLĐ

Đơn vị %

Trách nhiệm đóng của các đối tượng

Tỷ lệ trích đóng các loại bảo hiểm bắt buộc Tổng cộng BHXH TNLĐ-BNN BHYT BHTN Người SDLĐ 17 0,5 3 1 21,5 Người LĐ 8 1,5 1 10,5 Nguồn: [1] Phương thức đóng BHXH bắt buộc

Theo quy định tại Điều 7, Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/04/2017 phương thức đóng BHXH bắt buộc được quy định như sau:

Hàng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những NLĐ tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng NLĐ theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần

Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoản thì đóng theo phương thức này. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH bắt buộc.

Đóng theo địa bàn

Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn huyện nào thì đăng ký đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn huyện đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh. Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH bắt buộc tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh.

* Căn cứ, phương thức và mức đóng BHXH tự nguyện

+ Căn cứ vào phương thức đóng BHXH tự nguyện đã đăng ký, người tham gia thực hiện đóng vào quỹ BHXH theo công thức:

Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau: Mdt = 22% x Mtnt

Trong đó:

Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng) Trong đó:

CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

+ Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;

+ Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần; + Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần; + Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:

Đối tượng hỗ trợ và tỷ lệ hỗ trợ đóng BHXH của Nhà nước

Người tham gia BHXH tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể:

Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo; Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

Bằng 10% đối với các đối tượng khác. Mức hỗ trợ:

Mức hỗ trợ tiền đóng hằng tháng được tính bằng công thức sau: Mht = k x 22% x CN

Trong đó:

k: là tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k = 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k = 25% với người tham gia thuộc hộ cận

nghèo; và k = 10% với các đối tượng khác.

CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

Mức hỗ trợ tiền đóng đối với người tham gia BHXH đóng theo phương thức 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau được tính bằng công thức sau:

Mht = n x k x 22% x CN Trong đó:

n: Số tháng được hỗ trợ tương ứng với các phương thức đóng 3 tháng một lần, 06 tháng một lần, 12 tháng một lần hoặc một lần cho nhiều năm về sau.

k: Tỷ lệ phần trăm hỗ trợ của Nhà nước (%), cụ thể: k= 30% với người tham gia thuộc hộ nghèo; k= 25% với người tham gia thuộc hộ cận nghèo; và k= 10% với các đối tượng khác.

CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn làm căn cứ xác định mức hỗ trợ là mức chuẩn hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

- Tại Đại lý thu :

+ Hướng dẫn người tham gia BHXH tự nguyện kê khai tờ khai theo mẫu số: TK1-TS.

+ Lập danh sách (mẫu D05-TS) người tham gia BHXH tự nguyện và danh sách D03-TS của người tự nguyện tham gia BHYT, thu tiền đóng BHXH người tham gia, cấp biên lai thu tiền cho người tham gia.

+ Nộp hồ sơ, số tiền đã thu BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thu tiền của người tham gia nếu số tiền thu trên 10 tháng lương cơ sở phải nộp trong ngày. Nhận sổ BHXH, thẻ BHYT từ cơ quan BHXH trả kịp thời cho người tham gia.

* Căn cứ, phương thức và mức đóng BHYT

Mức đóng BHYT trong giao đoạn hiện nay được Chính phủ quy định bằng 4,5% mức lương cơ sở. Vì vậy, khi lương cơ sở tăng thì mức đóng cũng tăng theo.

Mức đóng của tất cả các thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại Khoản 5 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Cụ thể, trước ngày 01/07/2019, mức đóng BHYT theo hộ gia đình cho người đầu tiên sẽ là 4,5% mức lương cơ sở, tức 750.600 đồng/năm. Từ 01/07/2019, mức đóng sẽ được điều chỉnh 804.600 đồng/năm. Người thứ 2 đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất, 563.220 đồng/năm, người thứ 3 đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất, 482.760 đồng/năm, người thứ 4 đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất, 402.300 đồng/năm, người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất, 321.840 đồng/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu tại bảo hiểm xã hội huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)