7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
1.3. KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG THU CHI BẢO HIỂM XE
CƠ GIỚI TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
1.3.1. Khái quát về hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm nghiệp bảo hiểm
1.3.1.1. Khái quát về bảo hiểm xe cơ giới và các loại hình bảo hiểm xe cơ giới
Theo luật giao thơng đường bộ, xe cơ giới bao gồm: xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phịng (kể cả rơ-mooc và sơ mi rơ- mooc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thơng.[10]
Bảo hiểm xe cơ giới là bảo hiểm dành cho ô tô, xe tải, xe máy và các phương tiện tham gia giao thông đường bộ khác. Bảo hiểm được dùng để bảo vệ tài chính chống thiệt hại về vật chất hoặc thương tích cơ thể do xảy ra va chạm giao thông, chống lại trách nhiệm pháp lý khi phát sinh sự cố trong xe [9]
Hiện nay, các loại hình bảo hiểm xe cơ giới bao gồm:
- Bảo hiểm bắt buộc:
dân sự của chủ xe cơ giới là loại hình bảo hiểm được pháp luật quy định thể hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong vụ tai nạn giao thơng đường bộ và giúp bảo vệ tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi ro bất ngờ.
+ Đối tượng là chủ xe cơ giới tham gia giao thông thuộc lãnh thổ nước
Việt Nam. DNBH được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
+ Phạm vi bồi thường về thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối
với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra hoặc thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
+ Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm đươc ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là một năm từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc. Ngoài ra thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm đối với xe cơ giới nước ngồi tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao thơng ở Việt Nam dưới 01 năm hoặc niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của pháp luật.
+ Số tiền bảo hiểm là số tiền mà chủ xe cơ giới yêu cầu mua bảo hiểm
được ghi trên GCNBH /Hợp đồng bảo hiểm. Chủ xe cơ giới có thể thỏa thuận tham gia bảo hiểm bằng hoặc thấp hơn giá trị thị trường của xe.
+ Phí bảo hiểm được áp theo biểu phí chung do Bộ Tài chính quy định. + Nguyên tắc bồi thường đó là khi tai nạn xảy ra tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm, DNBH bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc thay chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại khi chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Trong trường hợp cần thiết, để khắc phục hậu quả tai nạn DNBH phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
+ Mức bồi thường bảo hiểm xác định mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Mức bồi thường bảo hiểm về người được xác định
dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính; Mức bồi thường thiệt hại về tài sản được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
+ Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường: Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe phải gửi văn bản thông báo đến DNBH và các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm gửi văn bản thông báo cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Thời gian khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Q thời hạn trên quyền khởi kiện khơng cịn giá trị.
- Bộ hồ sơ yêu cầu giải quyết bồi thường cần có các giấy tờ sau Giấy chứng nhận bảo hiểm; Biên bản khám nghiệm hiện trường; Tờ khai tai nạn của chủ xe; Bản kết luận điều tra tai nạn (nếu có); Biên bản hịa giải (trường hợp có hịa giải); Quyết định của tồ án (nếu có); Các chứng từ liên quan đến thiệt hại của người thứ ba.
- Bảo hiểm tự nguyện:
+ Là loại hình bảo hiểm được chủ xe tự nguyện tham gia các dịch vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô, bảo hiểm hàng hóa trên xe ơ tơ và bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe (cho cả xe ô tô và xe máy). Các dịch vụ bảo hiểm này có đặc điểm chung:
vụ thuộc loại hình bảo hiểm tự nguyện.
+ Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm là thời gian bắt đầu và kết thúc được ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong thời gian hiệu lực bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe thì quyền lợi bảo hiểm sẽ có hiệu lực đối với chủ xe mới ngay tại thời điểm quyền sở hữu xe được chuyển cho chủ xe mới. Cịn nếu chủ xe cũ khơng chuyển quyền lợi bảo hiểm cho chủ xe mới và yêu cầu hủy Hợp đồng bảo hiểm thì DNBH sẽ hồn trả phí cho thời gian chưa sử dụng.
+ Bảo hiểm trùng với những trường hợp chủ xe tham gia bảo hiểm tự nguyện xe ô tô ở nhiều DNBH, theo đúng nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm, tổng số tiền mà chủ xe nhận được từ tất cả các DNBH chỉ đúng bằng thiệt hại thực tế. Các DNBH giới hạn trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm của doanh nghiệp mình so với tổng số tiền bảo hiểm trong tất cả DNBH.
+ Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm đối với hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe, hoặc người được thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm; Xe khơng có giấy chứng nhận kiểm định an tồn kỹ thuật và bảo vệ mơi trường phương tiện cơ giới đường bộ hợp lệ khi xe tham gia giao thơng; Lái xe khơng có giấy phép lái xe hợp lệ; Đua xe; Thiệt hại có tính chất hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, ngừng sản xuất, sử dụng, khai thác; Tai nạn xảy ra ngoài lãnh thổ nước Việt Nam; Chiến tranh.
+ Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường bảo hiểm. Nội dung này giống với thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường của bảo hiểm bắt buộc.
+ Hồ sơ bồi thường gồm có thơng báo tai nạn và yêu cầu bồi thường theo mẫu của DNBH; giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe; giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ tuỳ thân khác của lái xe; giấy chứng nhận bảo hiểm:
Tài liệu chứng minh thiệt hại về người( bản sao có xác nhận của các cơ sở y tế hoặc của DNBH) gồm có Giấy chứng thương tật /Giấy ra viện/Giấy chứng nhận phẫu thuật/Hồ sơ bệnh án/Giấy chứng tử ( nếu nạn nhân tử vong).
Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản: hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm; Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất được DNBH chỉ dẫn; Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn: biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn, sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có, biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn, thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thơng, các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền khơng có các tài liệu liên quan về vụ tai nạn và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường cần có các tài liệu sau: biên bản xác minh vụ tai nạn( gồm ba bên tham gia DNBH, chủ xe cơ giới và cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn) và các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
+ Ngồi ra mỗi dịch vụ bảo hiểm tự nguyện có các đặc điểm riêng. Nội dung này được trình bày chi tiết trong Phụ lục 1.
1.3.1.2. Hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm
- Hoạt động thu bảo hiểm xe cơ giới:
Trong kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới liên quan đến hoạt động thu gồm có thu phí bảo hiểm, thu phí giám định, thu thanh lý vật tư hư hỏng sau khi bồi thường cho khách hàng. Hoạt động thu phí được triển khai thực hiện qua các cán bộ, đại lý ở các DNBH, qua kênh khai thác ở các hãng xe, các ngân hàng. Hoạt động thu phí giám định được thực hiện khi có cơng văn nhờ giám định hộ của các DNBH khác, các GĐV được phân công đi giám định các xe tai nạn theo cơng văn. DNBH giám định hộ sẽ tính mức phí giám định hộ gửi
thơng báo thu phí đến DNBH đã nhờ giám định hộ. Cịn hoạt động thu thanh lý vật tư hư hỏng được thực hiện khi DNBH đã chi trả bồi thường sẽ thu hồi tất cả các vật tư hư hỏng đã được thay mới ở các hãng sửa chữa, cơ sở sửa chữa về để bán thanh lý. Đại diện DNBH có thể thực hiện kiểm kê, tìm người mua phế liệu và bán thanh lý tại bãi vật tư hư hỏng ở các hãng sửa chữa chứ không nhất thiết phải chở về doanh nghiệp.
Vì thu phí bảo hiểm là hoạt động chủ đạo đóng vai trị quan trọng trong nguồn thu của DNBH phi nhân thọ nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tác giả sẽ chỉ đề cập đến hoạt động thu phí bảo hiểm xe cơ giới.
- Hoạt động chi bảo hiểm xe cơ giới:
Nói đến hoạt động chi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong các DNBH có chi hoa hồng đại lý, chi hỗ trợ khai thác cho đại lý, chi giám định, chi bồi thường, chi thù lao giám định cho GĐV. Khoản tiền hoa hồng đại lý hầu như các DNBH thực hiện chi theo quy định của Thông tư 50/2017/TT-BTC, khoản chi hỗ trợ khai thác cho đại lý theo định mức do mỗi DNBH quy định, khoản chi này linh động có thể thay đổi theo từng giai đoạn sao cho phù hợp với thực tế của hoạt động khai thác. Hai khoản chi hoa hồng và chi hỗ trợ khai thác được quy định cụ thể trong phụ lục hợp đồng đại lý mà khi thay đổi tỷ lệ chi DNBN sẽ ký lại với đại lý khai thác. Về khoản chi giám định là chi phí phải trả cho cơng tác nhờ DNBH khác thực hiện giám định về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới các vụ tổn thất không thuộc địa phương mà DNBH đang quản lý. Chi bồi thường là khoản chi cho khách hàng tham gia bảo hiểm khi xe của họ bị tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm. Việc chi này thể hiện vai trò của DNBH trong xã hội, DNBH đã chia sẻ trách nhiệm của chủ xe với nạn nhân, giúp chủ xe có được tài sản như ban đầu trước khi vụ tai nạn xảy ra. Sau cùng là khoản chi thù lao giám định cho GĐV, công tác giám định các vụ tai nạn của khách hàng thực hiện kể cả ngoài giờ làm việc nên đội ngũ GĐV được
hưởng khoản thù lao khi tác nghiệp ngoài giờ làm việc.
Cũng như hoạt động thu nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới trong các DNBH, trong phạm vi đề tài tác giả chỉ đề cập đến hoạt động chi chiếm tỷ trọng lớn trong tất cả các khoản chi nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đó là hoạt động chi bồi thường.
1.3.2. KSNB hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm bảo hiểm
1.3.2.1. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới
Việc thiết lập KSNB đối với hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới trong doanh nghiệp bảo hiểm nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Tính hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động thu - chi: Mục tiêu này liên quan đến việc thực hiện theo quy định thu chi của doanh nghiệp bảo hiểm, làm sao mang lại hiệu quả, tồn vẹn và khơng vượt quá chi phí cho phép, bảo vệ doanh nghiệp khỏi các tổn thất.
- Độ tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin liên quan đến hoạt động thu - chi: Các báo cáo liên quan đến hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới được lập và trình bày đầy đủ, kịp thời và đáng tin cậy nhằm giúp nhà quản lý, cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước đưa ra những quyết định đúng đắn.
- Tuân thủ pháp luật và các quy định: Cần phải đảm bảo rằng hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm phải phù hợp với pháp luật và các quy định, chính sách của tổ chức. Điều này giúp doanh nghiệp bảo hiểm hạn chế thất thoát, bảo vệ quyền lợi của khách hàng, bảo vệ thương hiệu và uy tín của mình đồng thời giúp những chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước được thực hiện.
1.3.2.2. Đặc điểm của DNBH đã tạo ra những rủi ro cần kiểm soát nội bộ trong hoạt động thu - chi bảo hiểm xe cơ giới
hình thức thu phí khách hàng bằng tiền mặt. Chính điều này có thể là nguyên nhân xảy ra việc các cán bộ, đại lý bảo hiểm khơng trung thực có thể lừa gạt người tham gia bảo hiểm, họ thu tiền của khách hàng mà không nộp tiền về doanh nghiệp bảo hiểm, họ biển thủ tiền bảo hiểm bỏ túi cá nhân. Rủi ro này rất dễ xảy ra khi thu phí nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới với lượng lớn khách hàng bán lẻ và khách hàng xe đồn. Vì vậy, nhà quản lý cần đưa quy trình kiểm soát yêu cầu cán bộ, đại lý thực hiện quyết tốn phí bảo hiểm xe cơ giới kịp thời nếu không cán bộ, đại lý phải chịu trách nhiệm bồi thường về những tổn thất cho khách hàng.
Phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được tính có thời hạn một năm và phí đóng năm sau có sự thay đổi vì phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Nếu trong năm xảy ra rủi ro nhiều, tổn thất lớn thì phí bảo hiểm tái tục sẽ cao hơn cịn nếu khách hàng khơng có xảy ra tổn thất sẽ được DNBH xét giảm phí. Vì đặc điểm này của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nên lãnh đạo yêu cầu cần thống kê dữ liệu bồi thường để có cơ sở tính phí và kiểm sốt được phí thu vào hàng năm.
Doanh nghiệp bảo hiểm có hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ chỉ bồi thường và chi trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra trong thời gian hợp đồng cịn hiệu lực. Vì điểm này nên đối với khách hàng tham gia bảo hiểm xe cơ giới thường trục lợi bảo hiểm trước hoặc sau khi tái tục bảo